QUY ĐỊNH VỀ NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆT KIỀU

Trong một số trường hợp, người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể được cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam. Thủ tục này hiện nay được tiến hành thế nào? Quy định về nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều. 

I. Nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt kiều

Để nhập quốc tịch Việt Nam, người Việt kiều cần chứng minh nguồn gốc dân tộc Việt Nam và có lý do hợp lý để sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Quy trình bao gồm chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn tại cơ quan chức năng và chờ xét duyệt.

II. Quy định về nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt kiều

1. Nhập quốc tịch việt nam đối với việt kiều là gì

Nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt kiều là quy trình mà người gốc Việt sinh sống ở nước ngoài xin trở thành công dân Việt Nam. Quy trình này yêu cầu chứng minh nguồn gốc dân tộc Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, và có lý do hợp lý để định cư lâu dài tại Việt Nam.

Điều kiện để nhập quốc tịch việt nam đối với việt kiều

2. Điều kiện để nhập quốc tịch việt nam đối với việt kiều

Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.

Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, với Việt kiều đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Xin hồi hương về Việt Nam;

- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

3. Thủ tục nhập quốc tịch việt nam đối với việt kiều

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều như sau: 

Bước 1: Cá nhân có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ nhập tịch Việt Nam sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau: 

– Đơn đề nghị về Việt Nam nhập quốc tịch theo mẫu do pháp luật quy định;

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc các loại giấy tờ thường trú do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp;

– Một trong các loại giấy tờ và tài liệu có giá trị chứng minh Việt kiều đã từng có quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh Việt kiều có nhà ở hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam. Trong trường hợp Việt kiều đã được sở hữu nhà hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam thì có thể nộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc các loại giấy tờ về mua bán, trao đổi, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở. Trong trường hợp Việt kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì có thể nộp hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho mượn, văn bản chứng minh người cho thuê/hoặc cho mượn/hoặc cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp nhà ở của người cho thuê/hoặc gửi cho mượn;

– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ theo như phân tích nêu trên, Việt kiều nộp hồ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi Việt kiều có chỗ ở hợp pháp hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu nhập tịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đánh giá các điều kiện để có thể cho phép nhập tịch Việt Nam, sau khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ trả lời bằng văn bản đồng ý cho phép Việt kiều trở về Việt Nam nhập tịch.

Bước 4: Tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại địa phương, xin cấp căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính, để có thể nhập tịch Việt Nam thì cần phải đóng các loại lệ phí, phí nhà nước, cơ bản bao gồm: Phí tra cứu và trích lục hồ sơ phải ký đăng ký thường trú, phí cấp thẻ căn cước công dân, phí cấp hộ chiếu

Tuy nhiên cần phải lưu ý, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều là một trong những thủ tục hành chính vô cùng phức tạp. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, Việt kiều cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

– Việt kiều thường xuyên gặp phải khó khăn khi không có đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh mình đã từng có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Việt kiều bắt buộc phải thực hiện hoạt động trích lục giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu thường trú trước khi đi định cư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu thời gian đi định cư ở nước ngoài của Việt kiều đã lâu;

– Việc trích lục thành phần hồ sơ cũ cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi các thông tin liên quan tới thân nhân của Việt kiều đã có sự thay đổi. Ví dụ như trong một số trường hợp, một số Việt kiều khi nhập quốc tịch nước ngoài sẽ lấy tên mới bằng tiếng nước ngoài, đồng thời người đó cũng không có các loại giấy tờ tài liệu chứng minh mối quan hệ với tên cũ thì sẽ rất khó khăn trong quá trình xin trích lục giấy tờ và xử lý hồ sơ nhập tịch Việt Nam vì các loại giấy tờ này đều mang tên cũ;

– Đồng thời bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định, trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thể yêu cầu trình bày thêm một số thông tin có liên quan tới nhân thân của người nhập quốc tịch Việt Nam.

Giải đáp một số câu hỏi về nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt Kiều

III. Giải đáp một số câu hỏi về nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt Kiều

1. Việt Kiều xin trở lại quốc tịch Việt Nam có được giữ quốc tịch cũ?

Căn cứ Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định nguyên tắc quốc tịch:

“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”

Căn cứ Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008:

- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên thì khi nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ không được giữ quốc tịch cũ. 

2. Ai có quyền quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch thì Chủ tịch nước có quyền quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiểu. 

 Nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

3. Nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

Hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, hướng dẫn bởi Nghị định 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ gồm các loại giấy tờ, tài liệu:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. Mẫu đơn này được ban hành kèm theo phụ lục của Thông tư 02/2020/TT-BTP. Trong đó, nêu rõ họ, tên; ngày tháng năm sinh; nơi sinh; nơi đăng ký thường trú và quốc tịch hiện nay cùng số của giấy tờ tùy thân (hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác); mục đích xin nhập quốc tịch…

- Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế (bản sao). Với người không có quốc tịch thì giấy tờ này có thể là giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh và có dán ảnh, đóng dấu hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

- Bản khai lý lịch.

- Phiếu lý lịch tư pháp: Nếu cư trú ở Việt Nam thì phải do Sở Tư pháp cấp, nếu cư trú ở nước ngoài thì phải do cơ quan có thẩm quyền cấp của nước ngoài. Và thời gian cấp của phiếu này phải không quá 90 ngày tính từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt. 

- Giấy tờ chứng minh chỗ ở, thời gian thường trú tại Việt Nam: Bản sao thẻ thường trú.

- Giấy tờ chứng minh đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài nhập quốc tịch Việt Nam đối với Việt kiều. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về nhập quốc tịch Việt Nam đối với việt kiều, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan