Nhượng quyền thương hiệu cafe là một mô hình kinh doanh phổ biến, giúp thương hiệu mở rộng phạm vi hoạt động và giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi bắt đầu kinh doanh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm quy định về nhượng quyền thương hiệu cafe hiện nay.
Thị trường nhượng quyền thương hiệu cafe tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn và nhỏ, từ các chuỗi quốc tế như Starbucks, Highlands Coffee đến các thương hiệu nội địa như Trung Nguyên, The Coffee House. Tuy nhiên, không ít tranh chấp đã xảy ra do thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng nhượng quyền, đặc biệt là các vấn đề về chi phí, điều khoản hợp đồng, quyền sở hữu thương hiệu và nghĩa vụ thực hiện cam kết giữa các bên. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp, việc hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan là rất cần thiết.
Điều 284 Luật thương mại 2005 quy định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: ...”
Theo đó, có thể hiểu nhượng quyền thương hiệu cafe là hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, công thức pha chế và quy trình vận hành của mình để mở quán cafe theo tiêu chuẩn của hệ thống thương hiệu đã có.
Theo quy định hiện nay tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP), điều kiện nhượng quyền thương mại chỉ đặt ra đối với bên nhượng quyền. Cụ thể như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
Như vậy, điều kiện nhượng quyền thương hiệu cafe là thương nhân đã được cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Để việc nhượng quyền thương hiệu cafe được thực hiện đúng quy định, các bên cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo quy định hiện nay, nội dung nhượng quyền do các bên tự thỏa thuận. Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, quyền thương mại gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau:
Tóm lại, tùy theo thỏa thuận của các bên, nội dung nhượng quyền có thể là toàn bộ hoặc một phần quyền thương mại nêu trên.
Theo khoản 3 Điều 286 Luật thương mại 2005, bên nhượng quyền được quyền: “Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ”.
Đồng thời, bên nhận nhượng quyền có nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 289 Luật thương mại 2005: “Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao”.
Theo đó, bên nhượng quyền được đặt ra yêu cầu về nhân sự đối với bên nhận nhượng quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Theo khoản 1 Điều 284 Luật thương mại 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;”
Như vậy, khi nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu thương hiệu, logo thuộc về bên nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền chỉ có quyền sử dụng theo thời hạn và phạm vi quy định trong hợp đồng.
Theo Điều 287 Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền có nghĩa vụ tiến hành nhượng quyền, hướng dẫn, đào tạo bên nhận nhượng quyền theo quy định.
Do vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên nhượng quyền đã nhận tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ tương ứng theo thỏa thuận, bên nhận nhượng quyền có quyền khởi kiện yêu cầu hoàn tiền và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự và thương mại.
Theo quy định pháp luật hiện nay, các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc nhượng quyền thương hiệu cafe có điều khoản chia lợi nhuận nhưng bên nhận nhượng quyền không thực hiện theo đúng thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Trong trường hợp này, bên nhận nhượng quyền được khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp bên nhượng quyền yêu cầu thay đổi giá so với hợp đồng đã ký kết, bên nhận nhượng quyền có thể xử lý như sau:
Như vậy, khi gặp tình huống này, bên nhận nhượng quyền cần xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành thương lượng hoặc nhờ đến sự tư vấn từ chuyên gia, luật sư để có biện pháp pháp lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) về điều kiện nhượng quyền thương mại chỉ đặt ra đối với bên nhượng quyền như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
Theo đó, thương hiệu đã được hoạt động ít nhất 01 năm theo quy định trên thì khi đang có tranh chấp vẫn được phép nhượng quyền thương mại.
Trên đây là bài viết của NPLaw về nhượng quyền thương hiệu cafe hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn