Quy định về phá sản có yếu tố nước ngoài mới năm 2023

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, không ít các doanh nghiệp đã và đang gặp những khó khăn và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có chủ nợ, tài sản ở nước ngoài gặp khó khăn và có thể dẫn đến phải thực hiện thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài.

Vậy sự cần thiết của phá sản có yếu tố nước ngoài hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật hiện hành về phá sản có yếu tố nước ngoài ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài?

Sự cần thiết của phá sản có yếu tố nước ngoài hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, kéo theo nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cũng như sự mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, và đi cùng với nó là sự xuất hiện của các chủ nợ nước ngoài, hoặc các vấn đề liên quan đến xử lý tài sản của con nợ nằm ở nước ngoài khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc giải quyết các vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết, theo đó, phá sản có yếu tố nước ngoài có vai trò như sau:

- Điều chỉnh, tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ các chủ thể trong quan hệ phá sản có yếu tố nước ngoài, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó, bảo vệ bình đẳng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ;

-Hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực của việc xử lý các khoản nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (như hành vi bạo lực, trái pháp luật, lợi dụng tình thế tài chính khó khăn của con nợ để trục lợi từ phía một số chủ nợ,…).

- Tạo cơ hội tốt cho con nợ có thể nhận được sự can thiệp của Tòa án và sự hỗ trợ từ phía các chủ nợ sớm hơn để còn có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thì thông thường tự động thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, làm giảm sút thu nhập và việc làm của người lao động. Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động sẽ không có việc làm, thất nghiệp. Như vậy, quyền lợi của người lao động sẽ bị thiệt hại ngay từ khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Để bảo vệ người lao động, trước hết phải cứu doanh nghiệp ra khỏi tình trạng phá sản. Pháp luật phá sản đã quy định cho người lao động các quyền như quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền được tham gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản nợ khác. 

II. Quy định pháp luật liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài

Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài như sau:

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể giải thích thế nào là phá sản có yếu tố nước ngoài. Căn cứ Điều 116, 117, 118 Luật phá sản 2014, có thể hiểu, phá sản có yếu tố nước ngoài là việc thực hiện thủ tục phá sản có sự tham gia của cá nhân và/ hoặc doanh nghiệp, tài sản ở nước ngoài. Bên cạnh đó, trường hợp vụ việc phá sản đã được giải quyết bởi Tòa án nước ngoài và có yêu cầu công nhận cho thi hành phán quyết đó tại Việt Nam cũng được xem là phá sản có yếu tố nước ngoài.

Trình tự, thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo Luật Phá sản 2014 lần lượt theo các bước như sau:

-Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong hai phương thức: Nộp trực tiếp đến Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện.

-Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được đơn, Chánh án Toà án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

  • Thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (trừ trường hợp không phải nộp) nếu đơn hợp lệ;
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung nếu đơn chưa hợp lệ;
  • Chuyển đơn yêu cầu nếu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân khác;
  • Trả lại đơn yêu cầu.

+Ngoài ra, trong trường hợp chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, doanh nghiệp và chủ nợ có quyền đề nghị thương lượng để rút đơn. Toà án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Trình tự, thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài

-Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+Toà án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Toà án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

-Bước 4: Quyết định mở thủ tục phá sản

+Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn.

+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

-Bước 5: Giải quyết phá sản

+Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, chủ nợ, các bên có liên quan sẽ thực hiện các công việc: Kiểm kê tài sản doanh nghiệp; gửi giấy đòi nợ; triệu tập Hội nghị chủ nợ; uỷ thác tư pháp…

-Bước 6: Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

+Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ không thành hoặc nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định, Toà án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

-Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

+Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

(Theo Điều 26 đến Điều 128 Luật Phá sản 2014)

Thẩm quyền giải quyết phá sản có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014)

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu phá sản có yếu tố nước ngoài gồm:

-Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

(Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014)

III. Các thắc mắc liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài

Các thắc mắc cần giải đáp thường gặp liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài như sau:

Các thắc mắc liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài

Những khó khăn trên thực tế khi phá sản có yếu tố nước ngoài hiện nay như sau:

- Luật Phá sản 2014 chỉ có 03 điều (Điều 116, 117 và 118) quy định về phá sản có yếu tố nước ngoài, trong đó các quy định còn chung chung và chỉ mang tính chất dẫn chiếu gây khó khăn cho việc áp dụng. Một trong những dẫn chiếu đó là dẫn chiếu đến việc công nhận và cho thi hành quyết định phá sản của tòa án nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chưa ký kết bất kỳ một thỏa thuận song phương hoặc gia nhập điều ước quốc tế đa phương nào về phá sản có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, số lượng các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp về dân sự với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có quy định về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài bao gồm cả bản án, quyết định về phá sản cũng không nhiều. Điều này dẫn đến việc giải quyết phá sản  có yếu tố nước ngoài trở thành càng khó khăn hơn và cản trở ít nhiều đến việc bảo vệ và tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi chủ nợ hoặc tài sản của doanh nghiệp ở nước ngoài.

-Với nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong nhiều trường hợp khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đã xuất cảnh ra nước ngoài gây khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Khiến đối tác Việt Nam lúng túng, không rõ ai sẽ đại diện cho phần vốn nước ngoài tại doanh nghiệp liên doanh để tham gia vào quá trình giải quyết phá sản.

-Với chủ nợ, con nợ là người nước ngoài: nhiều trường hợp các văn bản tống đạt từ cơ quan tiến hành tố tụng gửi tới chủ nợ, con nợ nhưng họ không nhận được do các chủ thể này ở nước ngoài có sự thay đổi địa chỉ nhưng không thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết.

2. Quy định đối với người tham gia thủ tụ c phá sản có yếu tố nước ngoài?

Quy định đối với người tham gia thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài không có sự phân biệt với người Việt Nam tham gia thủ tục phá sản, theo đó người nước ngoài tham gia thủ tục phá sản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam. (Theo Điều 116 Luật Phá sản 2014) 

3.Những lưu ý khi phá sản​​​​​​​ có yếu tố nước ngoài?

Những lưu ý khi phá sản có yếu tố nước ngoài như sau:

-Cần xác định đúng người có quyền, nghĩa vụ yêu cầu phá sản có yếu tố nước ngoài; thẩm quyền giải quyết phá sản có yếu tố nước ngoài, đảm bảo thực hiện thủ tục phá sản theo đúng quy định của Luật Phá sản, tránh gây lãng phí thời gian, chi phí;

-Để đảm bảo thực hiện giải quyết phá sản có yếu tố nước ngoài đạt hiệu quá, tránh lãng phí thời gian, chi phí người có quyền, nghĩa vụ yêu cầu phá sản nên thuê đơn vị có đủ năng lực, chuyên môn hỗ trợ thực hiện thủ tục.

4. Có phải Tổ Thẩ m phán giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được thành lập khi có yếu tố nước ngoài không?

Không phải Tổ Thẩm phán giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được thành lập khi có yếu tố nước ngoài mà việc thành lập Tổ Thẩm phán sẽ căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc phá sản.

(Căn cứ Điều 2 Thông tư số 01/2015/TT-CA)

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin cần tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến liên quan phá sản có yếu tố nước ngoài;

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục liên quan đến phá sản có yếu tố nước ngoài;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện, hỗ trợ cùng khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về phá sản có yếu tố nước ngoài NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan