Quy định về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động mới nhất

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay nhiều người thường gọi là dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động) đang ngày càng phát triển. Kéo theo đó ngày càng có nhiều đơn vị có nhu cầu quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động.

Vậy Thực trạng về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động hiện nay  hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì thường gặp cần lưu ý liên quan đến Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động?

Thực trạng về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, Nplaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động hiện nay

Xuất khẩu lao động là giải pháp vừa tạo việc làm, thu nhập, vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại. Dưới đây là một số thực trạng nổi bật:

  • Quảng cáo sai sự thật và gây hiểu lầm: Một số công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động có xu hướng quảng cáo không chính xác về mức lương, điều kiện làm việc, hay các chế độ phúc lợi khi làm việc ở nước ngoài. Điều này dẫn đến việc nhiều người lao động bị lừa đảo, khi thực tế không như những gì họ được hứa hẹn.
  • Sử dụng phương tiện quảng cáo không chính thống: Các quảng cáo thường xuất hiện trên mạng xã hội, trang web không chính thống, hoặc thậm chí trên các tờ rơi, dán trên các cột điện, tường nhà. Điều này gây khó khăn cho người lao động trong việc xác định thông tin chính xác và tin cậy.
  • Việc kiểm soát và quản lý hoạt động quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế: Mặc dù có quy định về quản lý hoạt động quảng cáo dịch vụ tuyển dụng, nhưng việc thực thi còn nhiều hạn chế. Các quảng cáo không đúng sự thật vẫn tràn lan và người lao động vẫn bị lừa đảo. Điều này đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan chức năng.
  • Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh: Các công ty xuất khẩu lao động cạnh tranh khốc liệt, đôi khi sử dụng những chiêu trò quảng cáo không lành mạnh để thu hút người lao động. Việc đưa ra những thông tin không chính xác, thậm chí bôi nhọ đối thủ, là một trong những vấn đề nổi cộm. Bên cạnh đó, có nhiều công ty không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động) vẫn ngang nhiên quảng cáo cung cấp dịch vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động cũng như các công ty có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Để hạn chế thực trạng trên, việc tìm hiểu các quy định pháp luật về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng.

II. Tìm hiểu về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

1. Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định giải thích quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động là gì. Trên cơ sở các quy định có liên quan, có thể hiểu “quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động là việc tổ chức cung cấp dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu làm động sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu dịch vụ mình cung cấp đến công chúng”.

2. Có được phép quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động không? Có cần xin giấy phép gì không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu nếu không thuộc trường hợp là hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Như vậy, tổ chức có chức năng tuyển dụng xuất khẩu lao động được phép quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động nếu không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012.

Tùy thuộc vào phương tiện quảng cáo mà việc quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động có cần xin giấy phép hay không (trong phạm vi phân tích này giả định: (i) Người quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu này đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề xuất khẩu lao động và giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động - Đây là giấy phép để đảm bảo điều kiện để đơn vị được thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động; (ii) Người quảng cáo đã giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hợp pháp để thực hiện hoạt động quảng cáo). Cụ thể:

Có được phép quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động không? Có cần xin giấy phép gì không?

  • Với phương tiện quảng cáo là báo chí: Không có quy định người quảng cáo phải xin giấy phép gì.
  • Với phương tiện quảng cáo là trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác: Với trường hợp gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo người quảng cáo phải xin cấp Giấy chứng nhận tên định danh. Trường hợp khác hiện không có quy định người quảng cáo phải xin giấy phép gì.
  • Với phương tiện quảng cáo là các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác: Không có quy định người quảng cáo phải xin giấy phép gì.
  • Với phương tiện quảng cáo là bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo và phương tiện giao thông : Với trường hợp người quảng cáo tự thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn thì cần thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Trường hợp khác hiện không có quy định người quảng cáo phải xin giấy phép gì. 
  • Với phương tiện quảng cáo là hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo: Trường hợp đoàn người thực hiện quảng cáo, tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo. Trường hợp khác hiện không có quy định người quảng cáo phải xin giấy phép gì.

(Theo Chương III Luật Quảng cáo 2012; khoản 8 Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)

III. Quy định pháp luật về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

Quy định pháp luật về quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động hiện hành như sau:

1. Các hình thức quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

Các hình thức quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động bao gồm:

  • Quảng cáo qua Báo chí.
  • Quảng cáo qua trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
  • Quảng cáo qua các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
  • Quảng cáo qua bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
  • Quảng cáo qua phương tiện giao thông.
  • Quảng cáo qua hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
  • Quảng cáo qua người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
  • Quảng cáo qua các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

(Theo Điều 17 Luật Quảng cáo 2012)

2. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động đối với việc tuyển dụng lao động

Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động đối với việc tuyển dụng lao động bao gồm các trách nhiệm cụ thể để đảm bảo quy trình tuyển dụng tuân thủ các quy định của pháp luật. Dưới đây là một số trách nhiệm chính:

Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động đối với việc tuyển dụng lao động

  • Bảo đảm tuân thủ pháp luật về lao động:

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tuân thủ các quy định của Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan khi tuyển dụng lao động. Điều này bao gồm việc ký kết hợp đồng lao động hợp pháp, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác của người lao động.

  • Bình đẳng và không phân biệt đối xử:

NSDLĐ không được phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng lao động dựa trên giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc xuất thân, quan điểm chính trị, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác trái với quy định của pháp luật. Quy trình tuyển dụng phải minh bạch và dựa trên năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên.

  • Bảo vệ quyền lợi của người lao động:

NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về các điều kiện làm việc, bao gồm mô tả công việc, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, mức lương, thời gian làm việc, và các điều kiện khác liên quan đến công việc. Điều này đảm bảo người lao động có thể đưa ra quyết định đúng đắn trước khi ký kết hợp đồng.

  • Đảm bảo điều kiện tuyển dụng công bằng:

NSDLĐ phải đảm bảo quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch và công bằng. Họ không được phép đòi hỏi người lao động đóng bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc tuyển dụng. Điều này bao gồm cả việc đảm bảo rằng không có hành vi lợi dụng người lao động hay bắt ép họ làm việc dưới bất kỳ hình thức nào.

  • Quản lý hồ sơ và thông tin người lao động:

NSDLĐ phải lưu trữ và quản lý các hồ sơ liên quan đến người lao động một cách an toàn và tuân thủ quy định về bảo mật thông tin cá nhân. Hồ sơ này bao gồm hợp đồng lao động, lý lịch cá nhân, và các thông tin liên quan khác.

  • Đào tạo và hướng dẫn:

NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức đào tạo, hướng dẫn về quy trình làm việc, an toàn lao động và các kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và an toàn.

Các trách nhiệm này giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động và xây dựng một môi trường làm việc công bằng, bền vững.

(Theo Điều 6, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 136, Điều 145, Điều 152 Bộ Luật Lao động 2019)

IV. Giải đáp  các câu hỏi liên quan đến quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

Các câu hỏi liên quan đến quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động thường gặp cần giáp đáp bao gồm:

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

1. Cần cảnh giác với các thông tin quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động như thế nào?

Cần cảnh giác với các thông tin quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động như sau:

  • Thông tin quá hấp dẫn, không thực tế:
  • Mức lương quá cao so với thị trường: Các công việc có mức lương cao thường đi kèm với yêu cầu về kinh nghiệm, bằng cấp và kỹ năng nhất định.
  • Điều kiện làm việc quá tốt: Không có công việc nào là hoàn hảo 100%. Nếu thông tin quảng cáo quá màu hồng, người lao động nên tìm hiểu kỹ hơn.
  • Thời gian làm việc quá ngắn, thu nhập quá cao: Những lời hứa hẹn về việc kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn thường là không đáng tin cậy.
  • Yêu cầu đóng nhiều khoản phí trước, nhưng không rõ ràng, minh bạch.
  • Không cung cấp thông tin rõ ràng về nhà tuyển dụng:
  • Thông tin công ty: Bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty tuyển dụng, địa chỉ, số điện thoại, website...
  • Thông tin về nhà tuyển dụng nước ngoài: Người lao động cần được cung cấp thông tin rõ ràng về công ty sẽ làm việc tại nước ngoài.
  • Áp lực ký hợp đồng ngay:
  • Thời gian suy nghĩ: Người lao động nên có đủ thời gian để đọc kỹ hợp đồng và tham khảo ý kiến người thân, bạn bè trước khi quyết định.
  • Không ép buộc: Nếu bị ép buộc ký hợp đồng, người lao động nên từ chối và tìm đến những công ty khác uy tín hơn.
  • Kênh quảng cáo không rõ ràng:
  • Mạng xã hội: Nhiều quảng cáo xuất hiện trên các mạng xã hội, tuy nhiên không phải tất cả đều đáng tin cậy.
  • Website: Người lao động nên kiểm tra kỹ thông tin trên website của công ty tuyển dụng.

2. Đăng tin quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

Đăng tin quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động sai sự thật thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự như sau:

*Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính:

  • Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
  • Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng.

(Theo khoản 3 Điều 5 và khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra, theo điểm a, điểm c khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân vi phạm gồm những nội dung sau đây:

  • Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên.
  • Buộc cải chính thông tin đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên.

*Trường hợp chịu trách nhiệm hình sự (Tội quảng cáo gian dối):

  • Người nào quảng cáo gian dối về dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Theo Điều 197 Bộ Luật hình sự 2015)

3. Quảng cáo tuyển dụng ghi làm ở địa chỉ này nhưng  lại cho ứng viên nhận việc ở địa chỉ khác thì có vi phạm pháp luật không?

Quảng cáo tuyển dụng ghi làm ở địa chỉ này nhưng lại cho ứng viên nhận việc ở địa chỉ khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vì người tuyển dụng (hay người sử dụng lao động) có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động địa điểm làm việc (Theo khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Lao động 2019)

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động;

- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Quảng cáo dịch vụ tuyển dụng xuất khẩu lao động NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan