Hiện nay, lĩnh vực phần mềm điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại tất cả quốc gia trên thế giới. Với những đòi hỏi cao tại thị trường trong nước và quốc tế, hoạt động sản xuất phần mềm trở thành lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Vậy quy định liên quan đến sản xuất phần mềm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ngày nay, công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn cầu. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và sự lan rộng của công nghệ thông tin, doanh nghiệp, cá nhân ngày càng tăng cường sự đầu tư vào phát triển phần mềm. Pháp luật Việt Nam đã đề ra nhiều quy định nhằm kiểm soát và đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực này. Các quy định này không chỉ tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ phần mềm tại Việt Nam.
Phần mềm máy tính là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh hay chỉ thị viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình.
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm như sau: “Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này”.
Như vậy, có thể hiểu sản xuất phần mềm là hoạt động của của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ tư cách theo quy định pháp luật, tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm tạo mới, nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành về sản xuất phần mềm hiện nay là Mã ngành số 5820: xuất bản phần mềm. Nhóm này gồm:
Để thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần đáp ứng các điều kiện sau;
Trong quá trình thành lập, hoạt động, doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần đảm bảo tuân thủ quy định của luật công nghệ thông tin và các luật khác có liên quan.
Về thuế Giá trị gia tăng: Theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm: “...Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Như vậy, doanh nghiệp sản xuất phần mềm được miễn thuế giá trị gia tăng và hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định nêu trên.
Điều kiện để áp dụng thuế suất 0% được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
“b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:
- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật”;
Nếu đáp ứng các điều quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC và không thuộc các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC thì hợp đồng sản xuất phần mềm của doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.
Việc áp dụng thuế suất đối với hợp đồng sản xuất phần mềm cũng được Cục Thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn Công ty TNHH Ohmidas Việt Nam tại Công văn 50816/CTHN-TTHT năm 2022.
Khoản 3 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định điều kiện để dự án sản xuất phần mềm mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:
“a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”.
Như vậy, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định trên.
Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên, hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp phải đáp ứng quy trình theo Điều 3, 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT. Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm:
Khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019 và 2022 quy định: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Hành vi được coi là xâm phạm đối với bí mật kinh doanh khi hành vi đó thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019 và 2022 như:
Do đó, việc một công ty sản xuất sản phẩm phần mềm giống với công ty đã từng làm trước đó và thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 127 nêu trên thì được xem là xâm phạm bí mật kinh doanh.
Sản xuất phần mềm phát tán virus máy tính là hành vi gây hại đến hoạt động của mạng máy tính, quyền lợi của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin. Hành vi này có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tạo ra hoặc cài đặt hoặc phát tán chương trình vi rút máy tính hoặc phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác”;
Ngoài ra, hành vi sản xuất phần mềm phát tán virus máy tính có thể bị xử lý hình sự về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo Điều 286 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về sản xuất phần mềm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn