Quy định về sáp nhập hợp tác xã mới năm 2023

Lĩnh vực kinh tế hợp tác dù có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế của địa phương, tuy nhiên hoạt động của nhiều hợp tác xã đến nay vẫn còn yếu kém, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Để giải quyết thực trạng đó, một số địa phương đã chọn giải pháp sáp nhập hợp tác xã cùng chung lợi thế với nhau để tìm hướng đi, cơ hội mới, mở rộng phát triển hơn về quy mô hoạt động của hợp tác xã sau sáp nhập.

Vậy thực trạng sáp nhập hợp tác xã hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về sáp nhập hợp tác xã hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến sáp nhập hợp tác xã?

Thực trạng sáp nhập hợp tác xã

Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Lĩnh vực kinh tế hợp tác dù có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế của địa phương, tuy nhiên hoạt động của nhiều hợp tác xã đến nay vẫn còn yếu kém, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Để giải quyết thực trạng đó, một số địa phương đã chọn giải pháp sáp nhập hợp tác xã cùng chung lợi thế với nhau để tìm hướng đi, cơ hội mới, mở rộng phát triển hơn về quy mô hoạt động của hợp tác xã sau sáp nhập. Tuy nhiên, thực trạng sáp nhập hợp tác xã hiện còn tồn tại những vấn đề sau:

- Nhiều hợp tác xã thực hiện sáp nhập nhưng không thực hiện đúng, đầy đủ thủ tục sáp nhập theo quy định do không nắm được thủ tục luật định hoặc biết nhưng cố tình không thực hiện đầy đủ, đúng dẫn đến rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính khi thanh kiểm tra phát hiện sai phạm.

-Không đánh giá kỹ tình trạng hoạt động của các hợp tác xã bị sáp nhập dẫn đến việc hợp tác xã nhận sáp nhập không đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập vì phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ mà hợp tác bị sáp nhập chuyển sang.

II. Quy định pháp luật về sáp​​​​​​​ nhập hợp tác xã

Quy định pháp luật hiện hành về sáp nhập hợp tác xã như sau:

Sáp nhập hợp tác xã là việc một hoặc một số hợp tác xã tự nguyện chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình vào một hợp tác xã khác và các hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. (Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012)

Điều kiện sáp nhập hợp tác xã bao gồm:

-Hợp tác xã bị sáp nhập phải tự nguyện thực hiện việc sáp nhập vào một hợp tác xã khác;

- Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập phải xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập.

- Hội đồng quản trị của các hợp tác xã dự định sáp nhập phải hiệp thương về phương án sáp nhập. 

- Hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi theo quy định tại Điều 28 của Luật Hợp tác xã 2012.

(Theo Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012)

Hồ sơ sáp nhập hợp tác xã bao gồm:

*Hồ sơ chuẩn bị họp thông qua, hiệp thương phương án sáp nhập giữa các hợp tác xã bị sáp nhập như sau:

- Phương án sáp nhập của Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng;

-Quyết định, biên bản họp đại hội thành viên của các hợp tác xã bị sáp nhập thông qua phương án sáp nhập;

-Quyết định, biên bản họp hiệp thương về phương án sáp nhập của Hội đồng quản trị của các hợp tác xã dự định sáp nhập.

(Theo Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012)

*Hồ sơ xử lý chấm dứt mã số thuế các hợp tác xã bị sáp nhập như sau:

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính.

- Bản sao quyết định, biên bản họp thông qua phương án sáp nhập, bản sao phương án sáp nhập.

(Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 105/2020/TT-BTC)

*Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã nhận sáp nhập như sau:

- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;

- Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.

-  Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực và Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã)

(Theo Điều 28, Điểm d Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012; Khoản 3,4,10 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT)

Thủ tục sáp nhập hợp tác xã thực hiện theo các bước sau:

 Thủ tục sáp nhập hợp tác xã

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sáp nhập hợp tác xã theo quy định đã trình bày tại Mục II.3 bài viết này

- Bước 2: Tổ chức họp, hiệp thương thông qua phương án sáp nhập hợp tác xã

+ Đại hội thành viên của các hợp tác xã bị sáp nhập quyết định thông qua phương án sáp nhập hợp tác xã và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập.

+  Hội đồng quản trị của các hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập.

(Theo Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012)

-Bước 3: Nộp xử lý hồ sơ chấm dứt mã số thuế các hợp tác xã bị sáp nhập

+ Hợp tác xã bị sáp nhập nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thông qua phương án sáp nhập.

+ Cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý hồ sơ và Thông báo về việc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mẫu số 28/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của của đơn vị bị sáp nhập sang đơn vị mới theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

+ Cơ quan thuế quản lý khoản thu thực hiện như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

(Theo Khoản 2 Điều 14, Khoản 1 Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 105/2020/TT-BTC)

-Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã nhận sáp nhập

+ Hợp tác xã sau khi sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

(Theo Điều 28, Điểm d Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012; Theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP;  Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT)

III. Giải đáp một số câu hỏi về sáp nhập hợp tác xã

Một số câu hỏi thường gặp cần giải đáp về sáp nhập hợp tác xã như sau:

Giải đáp một số câu hỏi về sáp nhập hợp tác xã

Đăng ký hợp tác xã sau khi tiến hành sáp nhập thì không được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí như đối với thành lập mới mà sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhưng mức hỗ trợ là 50% như đối với thành lập mới. (Theo Điều 26 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP)

Hợp tác xã bị sáp nhập sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. (Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hợp tác xã 2012)

Theo Luật Hợp tác xã hiện hành không có quy định cấm nên hợp tác xã kinh doanh ngành nghề khác nhau có được sáp nhập.

Các hợp tác xã, liên hiệp HTX không thể sáp nhập với nhau vì Luật Hợp tác xã có quy định một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác; một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp hợp tác xã khác. (Theo Điểm a Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012)

Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập được Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã hợp lệ. (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP; Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT)

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về sáp nhập hợp tác xã

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến sáp nhập hợp tác xã với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến sáp nhập hợp tác xã;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến sáp nhập hợp tác xã;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về sáp nhập hợp tác xã NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan