Theo luật Việt Nam, người sáng tạo hình ảnh có quyền bảo vệ tác phẩm của mình trước các hành vi sao chép, sử dụng, phân phối hoặc biến đổi trái phép. Tuy nhiên, việc thực thi quyền này gặp nhiều khó khăn do sự phổ biến và dễ dàng của việc tải ảnh trên mạng. Việc tải ảnh trên mạng có thể khiến người sử dụng gặp phải rủi ro pháp lý về sở hữu trí tuệ như xâm phạm quyền tác giả. Do đó, người tải hình ảnh trên mạng cần tôn trọng quyền của người sáng tạo và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Việc tải ảnh trên mạng không chỉ liên quan đến bản quyền của tác giả, mà còn có thể ảnh hưởng đến an ninh, sức khỏe và danh tiếng của người trong ảnh. Theo đó, người tải ảnh trên mạng cần lưu ý một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để tránh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, người khác cũng như giảm rủi ro pháp lý cho bản thân. Một số lưu ý có thể kể đến như:
+ Chỉ tải ảnh từ những nguồn tin cậy, có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền.
+ Không tải ảnh có nội dung xấu, vi phạm pháp luật, xúc phạm đạo đức hoặc kích động bạo lực, thù địch.
+ Không sử dụng ảnh đã tải để mục đích thương mại, quảng cáo hoặc chia sẻ công khai mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền.
Tùy vào mục đích sử dụng cũng như nội dung bức ảnh mà người sử dụng khi tải ảnh sẽ phải xin phép tác giả hay không. Dưới đây là một số ví dụ về việc tải ảnh trên mạng mà không cần xin phép tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
+ Tải ảnh trên mạng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
+ Sử dụng hình ảnh tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng
+ Sử dụng hợp lý hình ảnh để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy.…
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tải ảnh trên mạng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tải lấy hình ảnh của người khác để quảng cáo bán hàng online có bị xem là hành vi trái pháp luật không?
Việc tải hình ảnh của người khác để quảng cáo bán hàng online bị xem là hành vi trái pháp luật nếu không trả thù lao cho chủ sở hữu hình ảnh đó.
- Làm sao để chứng minh hình ảnh của mình bị người khác tải ảnh trái phép
Để chứng minh hình ảnh của bạn bị người khác sử dụng trái phép, bạn cần thực hiện các bước sau:
+ Lưu giữ bằng chứng: Bạn cần lưu lại các bằng chứng về việc hình ảnh của bạn bị sử dụng trái phép. Điều này có thể bao gồm việc chụp ảnh màn hình (screenshot) của trang web hoặc bài đăng mạng xã hội nơi hình ảnh của bạn được sử dụng mà không có sự đồng ý của bạn.
+ Xác minh hình ảnh: Bạn cần có cách để chứng minh rằng hình ảnh đó thực sự là của bạn. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp hình ảnh gốc, thông tin về thời gian và địa điểm chụp hình, hoặc bất kỳ thông tin nào khác có thể chứng minh rằng bạn là người sở hữu hình ảnh.
- Bị người khác tải ảnh trái phép của mình trên mạng cần làm gì
Khi bị người khác tải ảnh trái phép của mình, bạn cần làm những bước sau:
+ Thu nhập bằng chứng chứng minh sự vi phạm, chứng minh quyền sở hữu hình ảnh.
+ Tố cáo vi phạm: Sau khi bạn đã thu thập đủ bằng chứng, bạn có thể tố cáo việc sử dụng hình ảnh trái phép tới các cơ quan chức năng hoặc tới chính trang web hoặc dịch vụ mạng xã hội mà hình ảnh của bạn bị sử dụng trái phép.
- Tải ảnh trên mạng về có xin phép tác giả nhưng không trích nguồn có bị xem là xâm phạm quyền tác giả không
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc tải ảnh từ mạng về mà không trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm có thể bị xem là vi phạm quyền tác giả. Ngay cả khi bạn đã xin phép tác giả, bạn vẫn cần phải ghi rõ nguồn gốc và thông tin về tác giả khi sử dụng hình ảnh đó.
- Người chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam trên mạng xã hội nhưng không có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên mạng xã hội có thể bị xem là vi phạm quyền chủ quyền quốc gia.
Cụ thể, hành vi này có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 18/2020/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Ngoài ra, theo Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia (sử dụng bản đồ thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) sẽ bị xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tải ảnh trên mạng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào bảo vệ tác quyền cho hình ảnh để người khác không thể sử dụng, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn