Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và đa dạng các giao dịch thương mại, việc sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm cho các giao dịch trở nên ngày càng phổ biến. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để hiểu rõ hơn các quy định về tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai theo quy định hiện nay.
Hiện nay, việc sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo nghĩa vụ ngày càng trở nên phổ biến và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong các giao dịch, đặc biệt trong các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất và đầu tư. Đây là một phương thức hiệu quả giúp cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay mà không cần phải có tài sản hiện có. Việc hiểu rõ các quy định pháp lý và nắm vững cách thức áp dụng đối với tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai là rất cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao dịch và tranh chấp.
Theo khoản 2 Điều 108 Bộ luật dân sự 2015, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo Điều 295 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, có thể hiểu tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai là tài sản chưa tồn tại hoặc đã hình thành nhưng quyền sở hữu chưa được xác lập tại thời điểm giao kết hợp đồng và được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không?
Theo khoản 1 Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi thuộc trường hợp theo quy định nêu trên.
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: “Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành”.
Như vậy, bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành theo quy định trên.
Theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản bảo đảm theo khoản 3 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai (hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 21/2021/NĐ-CP).
Do vậy, được dùng tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp tài sản bị cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
Theo quy định hiện nay, không có quy định bắt buộc các bên định giá lại tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai khi tài sản đã được hình thành. Tuy nhiên, trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giá trị của tài sản dùng để bảo đảm có ý nghĩa quan trọng. Nếu giá trị của tài sản hình thành trong tương lai thay đổi sau khi đã được hình thành, các bên có thể yêu cầu định giá lại để xác định giá trị hiện tại của tài sản. việc định giá lại là cần thiết để phản ánh giá trị thực tế của tài sản, từ đó xác định được mức độ bảo đảm đối với nghĩa vụ.
Khoản 1 Điều 55 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:
“Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:
1. Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật”;
Theo đó, việc xử lý tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai chưa được cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng, nhận chính tài sản bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định trên.
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:
“Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.”
Như vậy, các bên được quyền thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai. Đối với tài sản bảo đảm đã hình thành, bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm theo quy định nêu trên.
Để thế chấp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:
Theo quy định hiện nay, các bên được quyền thỏa thuận về nội dung hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp khi tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai có thể gồm một số nội dung cơ bản như sau:
Các bên có thể thỏa thuận nội dung phù hợp nhằm tùy theo hoàn cảnh, tình hình thực tế khi các bên ký kết hợp đồng thế chấp theo quy định pháp luật.
Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau: “Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”.
Như vậy, không được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn