Kinh doanh mua bán vàng là một ngành nghề kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân nhưng đồng thời, đây cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng là một quy trình phức tạp và cần tuân thủ nhiều quy định pháp lý.
Vậy, thế nào là thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng, quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng hiện nay thế nào? Có những vướng mắc gì liên quan đến thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng?
Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Việc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng ở Việt Nam liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý và kinh doanh, có thể kể đến như: nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, lưu ý các quy định về vốn, giấy phép, chọn đối tác và nhà cung cấp, tổ chức vận hành, xây dựng thương hiệu và marketing,…
Việc kinh doanh vàng cần tuân thủ các quy định pháp luật ở các văn bản như Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,…
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, theo quy định trên thì để có thể mở tiệm kinh doanh mua bán vàng trang sức thì việc đầu tiên phải thành lập doanh nghiệp và được ấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, mua bán vàng, trang sức.
Như vậy, nếu muốn hoạt động kinh doanh vàng, thì hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và sẽ được cấp nếu như hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của luật doanh nghiệp. Kinh nghiệm không phải là một điều kiện để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng.
Trước hết, cần đáp ứng các điều kiện để thành lập doanh nghiệp nói chung theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể tại Điều 17 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, các điều kiện về địa điểm theo luật nhà ở (địa chỉ đăng ký không được là nhà ở chung cư),…
*Đối với mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ:
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số mã ngành có thể kể đến như:
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
*Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng: Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. (Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Như vậy, sau khi được chấp thuận thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng thì chủ cơ sở không mặc nhiên được quyền mua bán vàng miếng mà phải được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì mới có thể thực hiện mua bán vàng miếng.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng, điểm n khoản 3 Điều 3 quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức, theo đó, đối với hành vi không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh có thể bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng, điểm n khoản 3 Điều 3 quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức, theo đó, hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thể bị phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng.
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Để được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cần đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp thực hiện thêm thu đổi ngoại tệ khi không có giấy phép sẽ bị phạt tùy theo giá trị của ngoại tệ mua, bán, cụ thể:
- Ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương): Phạt cảnh cáo
- Ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); Ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
- Ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương): Phạt từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng
(Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)
Trên đây là các thông tin chi tiết mà NPLaw cung cấp để hỗ trợ Quý Khách hàng về thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng. Trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn