Trong xã hội hiện đại, nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh ngày càng tăng cao, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm gia sư. Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động của các trung tâm này cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của cả học sinh, phụ huynh và giáo viên. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về các quy định thành lập trung tâm gia sư hiện nay.
Hiện nay, nhu cầu thành lập trung tâm gia sư ngày càng tăng cao, không chỉ xuất phát từ mục đích kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các bậc phụ huynh mong muốn con em mình có nền tảng kiến thức vững chắc và đạt thành tích học tập tốt, trong khi học sinh cần được hỗ trợ chuyên sâu và kèm cặp cá nhân hóa để vượt qua các kỳ thi áp lực. Đồng thời, việc mở trung tâm gia sư cũng mang lại cơ hội tăng thêm thu nhập và phát triển kỹ năng giảng dạy cho giáo viên và sinh viên. Những yếu tố này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm gia sư hiện nay.
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: “Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”.
Theo đó, trung tâm gia sư được hiểu là cơ sở cung cấp dịch vụ giảng dạy, hỗ trợ học tập ngoài giờ học chính khóa trên trường, lớp. Các trung tâm này hoạt động dạy thêm do các đơn vị ngoài nhà trường tổ chức thực hiện.
Theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, điều kiện để dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bao gồm:
Như vậy, để thành lập trung tâm gia sư dạy thêm cần đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình thành lập.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà trung tâm gia sư muốn thành lập, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể:
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT gồm đăng ký kinh doanh và công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở các thông tin theo quy định.
Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng yêu cầu về đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc không thực hiện công khai thông tin theo quy định nêu trên thì không được hoạt động dạy thêm.
Việc lựa chọn hình thức thành lập trung tâm gia sư phù hợp phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu kinh doanh và định hướng phát triển của chủ đầu tư. Hiện nay, trung tâm gia sư có thể thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi loại hình kinh doanh đều có đặc điểm riêng. Do vậy, chủ đầu tư nên cân nhắc mục tiêu kinh doanh, quy mô hoạt động và mức độ rủi ro chấp nhận được để có thể lựa chọn hình thức thành lập trung tâm gia sư phù hợp nhất.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: “Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống”.
Như vậy, giáo viên tiểu học không được mở trung tâm gia sư để dạy thêm đối học sinh tiểu học trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định trên.
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, hoạt động gia sư dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh:
“1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;”
Trường hợp hoạt động dạy thêm có thu tiền của học sinh nhưng không đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Như vậy, việc hoạt động gia sư không đăng ký giấy phép, trung tâm có thể bị xử phạt theo quy định trên.
Hiện nay, trung tâm gia sư cần phải đóng các loại thuế như sau:
Thuế suất là 2% theo Phụ lục I kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Thuế suất là 20% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng theo Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo (điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP)
Như vậy, trung tâm gia sư cần đóng thuế tương ứng với loại hình kinh doanh của mình theo quy định nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: “Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm”. Theo đó, người dạy thêm cần đảm bảo về phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn, mà không phân biệt là giáo viên trong nước hay người nước ngoài.
Điểm d khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định một trong những điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là: “Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này”.
Như vậy, trung tâm gia sư có thể tuyển dụng giáo viên nước ngoài để dạy thêm ngoài nhà trường và người nước ngoài cần có giấy phép lao động hợp pháp theo quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”.
Theo đó, hiện nay không có quy định bắt buộc về hình thức dạy thêm online hay trực tiếp. Do vậy, trung tâm có thể tổ chức dạy thêm online mà không cần địa điểm cố định.
Khoản 2 và 5 Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định cơ sở dạy thêm có trách nhiệm:
“2. Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.
5. Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện”.
Theo đó, trường hợp có học sinh hoặc phụ huynh tố cáo về thái độ hoặc chất lượng giảng dạy, trung tâm phải tiếp nhận và xử lý nội dung tố cáo, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của học sinh học thêm theo quy định.
Trên đây là bài viết của NPLaw về thành lập trung tâm gia sư hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn