QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp là sự mâu thuẫn về quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... Loại tranh chấp này gây ảnh hưởng rất lớn và gây thiệt hại nặng nề cho chính chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp. Do đó, để hiểu thêm về loại quyền này, mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

 

Tranh chấp sở hữu công nghiệp và hồ sơ, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy quyền sở hữu công nghiệp là gì? Hồ sơ, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp như thế nào? Công ty Luật Ngọc Phú (NPLaw) với kinh nghiệm nhiều năm sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng về dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp.

I. Thực trạng tranh chấp sở hữu công nghiệp

Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu thông qua biện pháp thương lượng. Trong khi đó, hòa giải thương mại và trọng tài thương mại tuy đem lại cho các chủ thể tranh chấp nhiều lợi thế về mặt thời gian, hiệu quả và chi phí giải quyết, song số lượng các tổ chức, cá nhân tiếp cận với các hình thức này còn hạn chế. 

Tương tự, các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tại Tòa án cũng chiếm số lượng không đáng kể. Những con số ấy đã phần nào phản ánh được thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về tranh chấp sở hữu công nghiệp

1. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) quy định rằng: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp

 Các phương thức giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp bao gồm:

+ Thương lượng giữa các bên

+ Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

+ Giải quyết tại Trọng tài

+ Giải quyết tại Tòa án

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp

Khởi kiện một cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp này theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án này theo điểm b khoản này.

Tuy nhiên, nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là người hoặc tổ chức nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

 

4. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp sở hữu công nghiệp

4.1. Hồ sơ khởi kiện

- Đơn khởi kiện: Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

- Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình (đối với người khởi kiện là cá nhân).

Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động (đối với người khởi kiện là tổ chức).

Lưu ý:

- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

- Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

4.2. Trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

- Xác định điều kiện khởi kiện:

- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo điểm d khoản 1 Điều 198 Luật SHTT.

- Điều kiện về chủ thể khởi kiện phải đáp ứng theo quy định về quyền khởi kiện, năng lực hành vi Tố tụng dân sự.

- Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật.

- Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí: Theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Vì đây là vụ án tranh chấp dân sự có giá ngạch, nên mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

- Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau: 

+Nộp trực tiếp tại Tòa án; 

+Gửi theo đường dịch vụ bưu chính;

+Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

- Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều này.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

III. Các thắc mắc liên quan đến tranh chấp sở hữu công nghiệp

1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp, các bên có được sử dụng sản phẩm công nghiệp đó không?

Trong quá trình giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp, các bên được quyền phép sử dụng sản phẩm công nghiệp trừ trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì không có quy định hạn chế về việc sử dụng sản phẩm công nghiệp đang có tranh chấp về sở hữu trí tuệ theo Khoản 2 điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

2. Tranh chấp công thức món ăn của nhà hàng có phải là tranh chấp sở hữu công nghiệp không?

Công thức món ăn của nhà hàng có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, “bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” (căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT).

Điều 84 Luật SHTT quy định về các điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:

- Bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh, bí mật kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

- Bí mật kinh doanh được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Như vậy, khi nào công thức món ăn đáp ứng được các tiêu chí nêu trên thì mới được pháp luật công nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Từ đó, nếu xảy ra tranh chấp về công thức món ăn của nhà hàng thì đây là tranh chấp sở hữu công nghiệp.

3. Các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh khi giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp?

Biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh khi giải quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp như sau:

- Khi bí mật kinh doanh bị xâm phạm, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

- Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.

- Việc bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải tự mình chứng minh mức độ thiệt hại cũng như đã chứng minh điều kiện xác lập quyền và chỉ rõ hành vi xâm phạm quyền của mình (họ tên, địa chỉ của người vi phạm, cung cấp chứng cứ về hành vi và mức độ vi phạm). 

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử tranh chấp sở hữu công nghiệp này. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm bí mật kinh doanh được áp dụng những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự 2015. Gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Trình tự bồi thường bao gồm như sau: xác định hành vi gây thiệt hại thuộc về cá nhân hay pháp nhân, xác định những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp, tính toán thiệt hại và phương thức bồi thường thiệt hại.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp sở hữu công nghiệp

Trên đây là bài viết về Tranh chấp sở hữu công nghiệp và hồ sơ, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw qua số hotline 0913449968 để được tư vấn về tranh chấp sở hữu công nghiệp hoặc trao đổi trực tiếp. Xin cảm ơn!

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp