Như chúng ta đã biết tài sản công, tức là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân hiện chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của quốc gia. Vì thế, vấn đề thực hiện những chính sách liên quan tới tài sản công là một trong những chính sách góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của các nguồn lực quốc gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Quy trình thu hồi tài sản công được thực hiện như thế nào?
Thực trạng thu hồi tài sản công ở Việt Nam là gì? Đâu là những trường hợp tài sản công bị thu hồi? Hình thức xử lý tài sản công bị thu hồi như thế nào? Trình tự và thủ tục thu hồi tài sản công được thực hiện ra sao? Và ai là người có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý và sử dụng tài sản công đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn có trường hợp sử dụng tài sản công chưa đúng quy định nên đã dẫn đến tình trạng tài sản công bị thu hồi bởi nhiều lý do.
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (Luật QLSDTSC), tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
Thu hồi tài sản công được hiểu là quá trình trong đó tài sản thuộc sở hữu toàn dân bị thu hồi trong những trường hợp theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 41 Luật QLSDTSC quy định tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
Khoản 4 Điều 41 Luật QLSDTSC quy định tài sản công bị thu hồi được xử lý theo các hình thức sau đây:
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về trình tự và thủ tục thu hồi tài sản công:
a) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:
- Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp.
Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công gồm:
- Tên cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi;
- Danh mục tài sản thu hồi (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thu hồi);
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật QLSDTSC, cụ thể như sau:
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật QLSDTSC đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật QLSDTSC đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiếp nhận tài sản bị thu hồi, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại điểm c khoản này có trách nhiệm lập phương án xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật QLSDTSC hoặc lập phương án khai thác, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
đ) Căn cứ quyết định phương án xử lý, phương án khai thác tài sản thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại điểm c khoản này tổ chức thực hiện theo quy định của Luật QLSDTSC và quy định tại Nghị định này.
a) Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác khi phát hiện tài sản công thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 của Luật QLSDTSC có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này để xem xét, quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và hồ sơ (nếu có) do các cơ quan quy định tại điểm a khoản này chuyển đến, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc QLSDTSC theo kiến nghị;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định. Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết;
d) Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản và việc khai thác, xử lý tài sản sau khi thu hồi được thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.
- Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về trình tự, thủ tục thì thực hiện theo quy định như hai trường hợp trên.
Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận tài sản thu hồi là trụ sở làm việc theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận trụ sở làm việc có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Chi phí bàn giao, tiếp nhận tài sản thu hồi và chi phí xử lý tài sản thu hồi được thực hiện như sau:
a) Do cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao hoặc nhận điều chuyển tài sản chi trả trong trường hợp áp dụng hình thức giao, điều chuyển tài sản;
b) Thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định này trong trường hợp áp dụng hình thức bán, thanh lý tài sản;
c) Do cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi chi trả từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan trong trường hợp áp dụng hình thức tiêu hủy tài sản;
d) Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan trong trường hợp áp dụng hình thức xử lý khác.
Chi phí bàn giao, tiếp nhận tài sản thu hồi và chi phí khai thác tài sản thu hồi được sử dụng từ nguồn thu được từ việc khai thác tài sản bị thu hồi.
Điều 17 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi:
a) Trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý;
b) Tài sản không phải là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý phải thu hồi nhưng bộ, cơ quan trung ương không thu hồi;
c) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý phải thu hồi nhưng địa phương không thu hồi.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Trường hợp phát hiện tài sản công do cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý trên địa bàn địa phương bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, cho thuê hoặc thực hiện các hoạt động khác không đúng quy định mà phải thu hồi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước sẽ bị thu hồi nếu không sử dụng liên tục quá 12 tháng (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 41 Luật QLSDTSC).
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 41 Luật QLSDTSC, tài sản công tại cơ quan nhà nước bị thu hồi trong trường hợp: “Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn”. Vì vậy, dựa vào quy định trên, có thể thấy khi tài sản được sử dụng không đúng đối tượng thì tài sản công này sẽ bị thu hồi.
Điểm a khoản 1 Điều 43 Luật QLSDTSC quy định rằng: Tài sản công bị thu hồi sẽ được xử lý theo hình thức bán theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ (khoản 2 Điều 43 Luật QLSDTSC).
Như trình bày ở phần trên, Quý khách hàng có thể gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thu hồi tài sản công vì trình tự và thủ tục này rất phức tạp. Vì vậy, việc tìm đến một công ty dịch vụ có chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cần thiết. NPLaw hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn tất thủ tục liên quan đến thu hồi tài sản công. Nếu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại hay thắc mắc, NPLaw chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn