Phòng khám là cơ sở y tế cung cấp đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho bệnh nhân ngoại trú (không lưu lại qua đêm). Bệnh nhân có thể đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh và điều trị cơ bản. Để được cho phép hoạt động, phòng khám phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Có thể hiểu, tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám là tập hợp các quy định, yêu cầu, và nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo rằng phòng khám cung cấp dịch vụ y tế an toàn, hiệu quả, thân thiện và đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.
Những tiêu chuẩn này bao gồm các yếu tố về pháp lý, trình độ chuyên môn của nhân viên y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như quy trình khám chữa bệnh. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi, sự an toàn và sự hài lòng của người bệnh, đồng thời tuân thủ các quy định của ngành y tế.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của phòng khám.
2. Tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám bao gồm những tiêu chí nào?
Khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
“1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.”.
Căn cứ quy định này, tiêu chuẩn chất lượng đối với phòng khám bao gồm:
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí trong tiêu chuẩn chất lượng phòng khám.
Về vấn đề này, khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định: “Thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Hiệp hội quốc tế về chất lượng y tế (International Society for Quality in Healthcare - ISQua) công nhận.”.
Như vậy, Bộ Y tế thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có phòng khám theo quy định trên.
Tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám phải được xác định dựa trên những nguyên tắc như sau:
Như đã trình bày ở nội dung trên, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám bao gồm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản, tiêu chuẩn chất lượng nâng cao do Bộ Y Tế ban hành và tiêu chuẩn chất lượng phòng khám được Bộ Y tế thừa nhận.
Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định: “Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;”.
Vì vậy, có thể khẳng định tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám do Bộ Y tế công bố.
Khoản 2 và khoản 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định: “Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.”.
Căn cứ quy định này, mỗi năm phòng khám có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 và Điều 3 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật;
Bãi bỏ điểm c
Bãi bỏ điểm d
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở dịch vụ y tế khác, trừ hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa và bệnh viện.
2a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
b) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý tổ chức chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.”.
Căn cứ các quy định trên, phòng khám hoạt động khi không đạt tiêu chuẩn có thể bị phạt tiền với mức tiền phạt như sau:
Ngoài ra, phòng khám còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng của phòng khám. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn