Quy định về tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn mới nhất 2023

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, do vậy, nhà nước rất chú trọng vào việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn làm ăn tại Việt Nam. Cùng với đó ngày càng có nhiều tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Vậy tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn như thế nào? Quy định pháp luật về tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn ra sao? Có những vướng mắc gì trong quá trình tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn?

Khái niệm tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn. Trên cơ sở quy định giải thích về góp vốn tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, về Nhà đầu tư nước ngoài tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, có thể hiểu, tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn là việc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập tại Việt Nam.

Quy định pháp luật hiện hành về tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn như sau:

Tổ chức nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp nêu trên.

(Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020)

Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:

  •  Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư (Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; b) Hình thức đầu tư; c) Phạm vi hoạt động đầu tư; d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.) và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (Về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài);
  •  Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

(Theo Khoản 4 Điều 65 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

Thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn

Thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thực hiện như sau:

- Bước 1: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

* Trường hợp khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: là trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thêm thủ tục sau:

Thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn

 

- Bước 3:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;

- Bước 4: Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

- Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

(Theo Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

Trong quá trình tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thường gặp một số thắc mắc như sau:

Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc góp vốn của tổ chức nước ngoài. Bởi lẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn là ngành nghề kinh doanh tiếp cận thị trường có điều kiện hay hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài mà tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của Luật đầu tư và luật khác có liên quan đến ngành nghề kinh doanh đó.

(Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020; Điều 15,16,17 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

Không phải trong mọi trường hợp tổ chức nước ngoài đều được mua quá 50% cổ phần của công ty Việt Nam. Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của Công ty Việt Nam mà tổ chức nước ngoài dự định mua cổ phần, đặc điểm của Công ty Việt Nam đó và đối chiếu với các quy định pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới có thể xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa mà tổ chức nước ngoài được mua.

Tổ chức nước ngoài có được mua quá 50% cổ phần của công ty Việt Nam không?

Ví dụ: Với ngành nghề dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, Căn cứ khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định về Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp với nhà đầu tư chiến lược nước nước ngoài.

- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

- Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

(Theo Khoản 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin doanh nghiệp cần tư vấn, thực hiện thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn;

- Hướng doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục;

-Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục để tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

 Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan