QUY ĐỊNH VỀ TỘI BỨC CUNG

Tội bức cung là một trong những tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Vậy tội bức cung là gì? Chế tài xử lý ra sao?

Bài viết dưới đây, NPLAW sẽ giới thiệu tới bạn đọc các thông tin hữu ích về tội bức cung.

I. Tội bức cung là gì?

Theo Từ điển Pháp luật Việt Nam, “bức cung” được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự sử dụng các thủ đoạn trái pháp luật (tức không đúng với quy định của pháp luật) về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai sự thật khách quan của vụ án. Theo đó, tội bức cung là việc người tiến hành tố tụng sử dụng các thủ đoạn trái pháp luật để buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung khai ra thông tin liên quan đến vụ án.

Hành vi khách quan của tội này là cưỡng ép người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật. Người bị thẩm vấn ở đây có thể là bị can, bị cáo, người làm chứng hoặc người bị hại; người phạm “Tội bức cung” đã dùng những thủ đoạn khác nhau (có thể dùng hành vi bạo lực, tra tấn) tác động đến ý chí của những người này để buộc họ khai không đúng sự thật và trái với ý muốn của họ. Bức cung không chỉ xâm phạm quyền nhân thân của người bị lấy lời khai mà còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến bắt giam sai, xử sai, xử oan, bỏ lọt người phạm tội, xử quá nặng hoặc quá nhẹ...

II. Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

Theo quy định tại Điều 374 Bộ luật hình sự năm 2015, người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó, phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Phạm tội 02 lần trở lên

- Đối với 02 người trở lên

- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng

- Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

- Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

- Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Làm người bị bức cung tự sát; Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Làm người bị bức cung chết; Dẫn đến làm oan người vô tội; Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

III. Dấu hiệu pháp lý tội bức cung

Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tố tụng. Đó là những người có trách nhiệm lấy lời khai hoặc hỏi cung trong tố tụng hình sự; lấy lời khai trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính,...

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

- Hành vi khách quan của tội phạm: là hành vi ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: hành vi ép buộc dẫn đến người bị hỏi cung, người bị lấy lời khai đã khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.

IV. Các biện pháp phòng ngừa tội bức cung

Để phòng ngừa tội bức cung, việc hoàn thiện, khắc phục những bất cập của quy định pháp luật hiện hành là nhiệm vụ hàng đầu, phải sửa đổi, bổ sung các quy định trong bộ luật hình sự về tội bức cung để nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế như công ước quốc tế chống tra tấn (CAT), tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm.

Bên cạnh đó, để góp phần đấu tranh phòng và chống các hành vi bức cung, dùng nhục hình có hiệu quả, thì Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi nên quy định việc cho phép lắp camera theo dõi ở những nơi lấy lời khai của người bị tình nghi, bị can, bị cáo với một cơ chế kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm giữ bí mật điều tra. Đồng thời, quy định rõ, chỉ người có thẩm quyền nhất định và trong những trường hợp đặc biệt (khi có khiếu nại, tố cáo về việc bức cung, dùng nhục hình) mới được kiểm tra lại băng ghi hình về việc lấy lời khai.

V. Hỗ trợ cho nạn nhân tội bức cung

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn là tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Cụ thể là tiếp tục đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đồng thời, nâng cao hiệu quả, tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến tra tấn. Đặc biệt là các hành vi bức cung, dùng nhục hình, gây thương tích, làm chết người trong khi thi hành công vụ; mua chuộc, cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu; bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi tra tấn, nhất là nạn nhân của các hành vi bức cung, dùng nhục hình, gây thương tích, làm chết người trong khi thi hành công vụ… Về việc tổ chức thực hiện, Bộ Công an là cơ quan chủ trì, có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, khảo sát việc thực hiện kế hoạch trên phạm vi cả nước.

VI. Một số thắc mắc về tội bức cung

6.1. Điều tra viên có quyền được dùng bức cung, nhục hình không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì: “Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Như vậy, chúng ta có thể thấy trong mọi hoàn cảnh điều tra viên không được sử dụng bức cung nhục hình đối với bị can. Nếu trường hợp Điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên bức cung dùng nhục hình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

6.2. Cán bộ điều tra thực hiện việc bức cung sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Điều tra viên, kiểm sát viên, kiểm tra viên mà sử dụng hành vi nhục hình tùy theo mức độ và hành vi thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và cao nhất là 12 năm đến tù chung thân. Sử dụng hành vi bức cung sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ và hành vi thấp nhất là 6 tháng đến 3 năm và cao nhất là 7 năm đến 12 năm, ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm nếu vi phạm.

VII. Tư vấn tội bức cung

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn chuyên sâu về tội bức cung hay các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tội bức cung NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: