QUY ĐỊNH VỀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Tố giác tội phạm để đảm bảo an ninh trật tự xã hội không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn trách nhiệm của người dân. Thời gian qua, bên cạnh những công dân tốt luôn thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm, thì cũng có những công dân không thực hiện trọn nghĩa vụ này. Vậy vấn đề này được quy định như thế nào? có phải tội không tố giác tội phạm sẽ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Tội không tố giác tội phạm là gì?

Theo khoản 1 Điều 390 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội không tố giác tội phạm, có thể hiểu một cách đơn giản, không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm trên được Bộ luật Hình sự quy định mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

II. Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm

Về mặt khách quan: Hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động, cụ thể là không tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.

Về khách thể: hành vi không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng và trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm của cơ quan nhà nước.

Về mặt chủ quan: hành vi được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ việc không tố giác tội phạm sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật mà nhà nước bảo vệ nhưng vẫn mặc cho hậu quả xảy ra, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý tội phạm.Về chủ thể: người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 thì:

  • Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

III. Không tố giác tội phạm khác gì so với che giấu tội phạm?

 

Tội không tố giác tội phạm

Tội che giấu tội phạm

Chủ thể

Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Dù vậy, họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Hành vi phạm tội

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

- Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm, hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

 

Thời điểm phạm tội

Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm.

Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện

Hình phạt

  • Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt
  • Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản
  • Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

 

IV. Người không tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 390 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 thì người không tố giác tội phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Điều này sẽ khuyến khích người dân phối hợp cùng cơ quan nhà nước khuyên người phạm tội ra đầu thú, tự thú, góp phần trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước.

V. Trường hợp không tố giác tội phạm nhưng không phạm tội

Pháp luật quy định về một số trường hợp không tố giác tội phạm nhưng không phạm tội, cụ thể Điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm thì:

Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này; trừ trường hợp không tố giác các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này; trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

VI. Giải đáp các thắc mắc về tội không tố giác tội phạm

1. Mẹ không tố giác tội phạm của con có phạm tội không tố giác tội phạm không?

Như đã đề cập ở trên,mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này; trừ trường hợp không tố giác các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Con trai đánh đập người gây thương tích , bố biết sự việc nhưng vẫn che giấu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm hay không?

Theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm thì bố của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này; trừ trường hợp không tố giác các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Không tố giác tội phạm có phải là đồng phạm không?

Hành vi không tố giác tội phạm dù có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra. Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật yêu cầu buộc phải làm. Đây là điểm khác biệt cơ bản với hành vi đồng phạm.

VII. Dịch vụ tư vấn về tội không tố giác tội phạm

Hiện nay có rất nhiều công ty luật/văn phòng luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn tội không tố giác tội phạm, trong đó NPLaw là công ty luôn đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tội không tố giác tội phạm, mà còn đưa ra phương án cũng như đại diện tham gia giải quyết cho khách hàng trong trường hợp phạm tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tội không tố giác tội phạm mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan