Thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đã có những phát triển nhanh chóng và đem lại tác động lớn đến đời sống kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh này, vấn đề pháp lý liên quan đến chứng khoán và giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán là những vấn đề được nhiều nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Thị trường chứng khoán là một môi trường đầu tư kinh doanh phức tạp, có giá trị đầu tư lớn cùng với mức độ rủi ro cao. Vì vậy, phát sinh tranh chấp giao dịch chứng khoán là điều khó có thể tránh khỏi. Các tranh chấp này có tính chất và mức độ khác nhau nhưng đều thể hiện sự xung đột về quyền, lợi ích của các bên trong giao dịch.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019, “chứng khoán” được hiểu như sau:
“1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định”.
Như vậy, tranh chấp về giao dịch chứng khoán là những xung đột, mâu thuẫn phát sinh liên quan đến hoạt động chứng khoán nêu trên. Các chủ thể trong giao dịch chứng khoán cho rằng một hoặc các bên liên quan đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các bên không thể hòa giải được.
Các dạng tranh chấp thường phát sinh trong giao dịch chứng khoán như sau:
Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật
Các bên nên tiến hành giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp các bên không hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài như sau:
Khi xảy ra tranh chấp giao dịch chứng khoán, các bên có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Pháp luật hiện nay không cấm các bên khi giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước chọn tổ chức Trọng tài nước ngoài để giải quyết.
Khoản 11 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định: “Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”.
Do đó, các bên có thể lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước.
Theo điểm h khoản 1 Điều 46 Luật chứng khoán 2019, Sở giao dịch chứng khoán có quyền: “Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;”
Như vậy, khi có tranh chấp giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán có quyền làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Điều 13 Quy định hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 618/QĐ-SGDVN) quy định việc hòa giải chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
Như vậy, nếu thuộc một trong 4 trường hợp nêu trên thì phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ chấm dứt.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng giao dịch chứng khoán; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn