Trong các giao dịch dân sự, thương mại hay hành chính, việc ủy quyền thực hiện hồ sơ là giải pháp phổ biến giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất, quy định pháp luật cũng như những vấn đề phát sinh khi thực hiện ủy quyền. Bài viết này sẽ giúp làm rõ các nội dung quan trọng liên quan đến ủy quyền thực hiện hồ sơ.
Ủy quyền thực hiện hồ sơ là việc một cá nhân hoặc tổ chức nhờ người khác thay mặt mình thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý hoặc công việc liên quan đến giấy tờ. Đây là hình thức phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, đất đai, hộ tịch, thuế, bảo hiểm… Việc ủy quyền có thể được thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền, tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của từng giao dịch.
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
Ngoài ra, Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”.
Theo đó, có thể hiểu ủy quyền thực hiện hồ sơ là việc bên ủy quyền giao quyền cho bên nhận ủy quyền đại diện bên ủy quyền thực hiện thủ tục nhất định.
Trong quy định hiện nay, ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận ủy quyền thay mặt bên ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc nhất định. Đa số các giao dịch trong lĩnh vực dân sự được phép ủy quyền thực hiện hồ sơ. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt pháp luật không cho phép ủy quyền, ví dụ như:
Do đó, khi thực hiện ủy quyền, các bên cần xem xét kỹ quy định pháp luật để thực hiện đúng quy định, đảm bảo tính hợp lệ của văn bản ủy quyền.
Khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Như vậy, việc ủy quyền thực hiện hồ sơ chấm dứt nếu thuộc một trong những trường hợp trên.
Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, việc ủy quyền thực hiện hồ sơ không bắt buộc phải trả thủ lao. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc trường hợp pháp luật có quy định.
Theo quy định hiện nay, các bên không bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền thực hiện hồ sơ. Tuy nhiên, trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành có thể yêu cầu công chứng văn bản ủy quyền như khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch 2014 (hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP): Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy theo từng lĩnh vực cụ thể thì việc ủy quyền thực hiện hồ sơ cần phải công chứng để đảm bảo yêu cầu về hình thức.
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:
Như vậy, mức phí công chứng văn bản ủy quyền được quy định như trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về uỷ quyền thực hiện hồ sơ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn