Trong bối cảnh kinh tế phát triển và nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng cao, việc vận chuyển tài sản không chỉ giúp đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu thêm các quy định về vận chuyển tài sản nhé.
Vận chuyển tài sản ngày nay là một phần thiết yếu của các hoạt động kinh tế, thương mại và cả đời sống hằng ngày. Với sự phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm hàng hóa gia tăng, các công ty và cá nhân đều cần đến các dịch vụ vận chuyển để giao hàng nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, các giao dịch mua bán lớn hoặc vận chuyển tài sản cá nhân khi di chuyển nơi ở cũng gia tăng nhu cầu này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên, việc tuân thủ quy định pháp luật về vận chuyển tài sản là vô cùng cần thiết.
Vận chuyển tài sản là hoạt động di dời tài sản từ một địa điểm đến địa điểm khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Hàng hóa có thể bao gồm các loại tài sản hữu hình như vật, tiền, giấy tờ... Hành vi này thông thường sẽ do các công ty vận tải, bưu điện, hoặc các cá nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển thực hiện.
Vận chuyển tài sản là gì
Hiện nay, việc vận chuyển tài sản có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải. Ngoài ra, việc vận chuyển tài sản còn có thể được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng khi vận chuyển tiền mặt, hoặc các công ty bảo vệ khi vận chuyển hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, một số trường hợp nhất định yêu cầu phải có sự cho phép đặc biệt từ cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như hàng hóa nguy hiểm, độc hại; dược phẩm, trang thiết bị y tế; vũ khí quân sự).
Theo khoản 1 Điều 531 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản: “Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, các bên không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản.
Theo quy định hiện nay, hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Các loại hàng hóa này bị cấm do có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường.
Danh mục hàng hóa bị cấm hiện nay được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Những hàng hóa bị cấm thường gặp như sau: các chất ma túy; vũ khí quân dụng; vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc; động, thực vật quý hiếm;...
Theo quy định tại các Điều 423 - 426 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng bị hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Quy định về vận chuyển tài sản
Hậu quả khi hủy bỏ hợp đồng theo Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Như vậy, căn cứ hủy bỏ hợp đồng và hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng vận chuyển tài sản được thực hiện theo quy định trên.
Khoản 2 Điều 355 Bộ luật dân sự 2015 về việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ như sau: “Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền”.
Tương tự với quy định trên, khoản 2 Điều 532 và khoản 3 Điều 539 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Như vậy, việc chậm tiếp nhận tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản do lỗi của bên nào (bên vận chuyển hoặc bên nhận tài sản) thì bên đó có nghĩa vụ chịu các chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản gây ra.
Luật sư tư vấn quy định về vận chuyển tài sản
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 541 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong quá trình vận chuyển của các bên phát sinh khi thuộc các trường hợp theo quy định trên.
Theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử phạt hành chính thấp nhất là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và cao nhất là phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi vận chuyển hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đến cao nhất là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, việc vận chuyển tài sản là hàng cấm trái quy định sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định vận chuyển tài sản hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn