QUY ĐỊNH VỀ VAY MƯỢN VÀNG MỚI NHẤT 2024

Hiện nay, khi giao kết hợp đồng vay tài sản sẽ có nhiều hình thức, nhiều loại tài sản có thể được giao dịch. Vay mượn vàng cũng là một dạng của hợp đồng vay, với tài sản vay là vàng, tuy nhiên, việc này có nhiều điểm đặc thù do tỷ giá vàng có thể tăng hoặc giảm tuỳ từng thời điểm.

Vậy, thế nào là vay mượn vàng, quy định pháp luật về vay mượn vàng hiện nay thế nào? Có những vướng mắc gì liên quan đến vay mượn vàng?  

Thực trạng vay mượn vàng hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Hình thức vay mượn vàng từng rất phổ biến ở Việt Nam trong những năm trước đây, đặc biệt trong các giai đoạn mà giá vàng biến động mạnh và vàng được xem là một loại tài sản an toàn để tích lũy. Tuy nhiên, hiện nay, vay mượn vàng không còn phổ biến như trước vì một số lý do:

  • Chính sách của Nhà nước: Chính phủ đã có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc giao dịch vàng và ngoại hối để giảm bớt sự phụ thuộc vào vàng trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cho phép các ngân hàng thương mại huy động và cho vay vàng từ năm 2011 (bằng Thông tư 11/2011/TT-NHNN)
  • Biến động giá vàng: Vàng là một tài sản có giá trị biến động lớn theo thời gian. Do đó, vay vàng có thể khiến người vay gặp rủi ro lớn nếu giá vàng tăng mạnh. Điều này tạo ra sự không ổn định và khó lường cho các giao dịch tài chính dựa trên vàng.
  • Thị trường tài chính phát triển: Hiện nay, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, và tiết kiệm ngân hàng đang thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Đồng thời, các hình thức vay tiền mặt hoặc tín dụng tại ngân hàng cũng dễ dàng hơn và được quản lý tốt hơn.

Mặc dù vẫn có một số giao dịch vay mượn vàng trong các mối quan hệ cá nhân hoặc giao dịch không chính thức, nhưng nhìn chung, hình thức này đã giảm dần sự phổ biến do sự phát triển của hệ thống tài chính hiện đại.

Pháp luật không có định nghĩa hay giải thích vay mượn vàng là gì. Tuy nhiên, vay mượn vàng, thực chất là vay vàng, là một dạng của vay tài sản, trong đó tài sản ở đây là vàng. 

Hợp đồng vay mư ợn vàng là một dạng hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu, hợp đồng vay vàng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, việc trả bằng loại tài sản nào (vàng hay quy đổi ra tiền) trên thực tế còn đang có nhiều quan điểm trái chiều, gây tranh cãi.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng vay mượn vàng

Pháp luật không có quy định cụ thể nội dung hợp đồng vay mượn vàng, tuy nhiên, căn cứ theo các quy định chung của bộ luật dân sự liên quan đến hợp đồng và hợp đồng vay tài sản, đồng thời để tránh xảy ra tranh chấp, một hợp đồng vay mượn vàng cần có những nội dung cơ bản sau: 

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng vay;
  • Mục đích vay;
  • Lãi suất vay;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức cho vay;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức trả nợ;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Các biện pháp bảo đảm;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

1. Vay mượn vàng, trả  theo giá vàng hiện hành hay giá vàng lúc vay mượn?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Theo đó, khi vay mượn vàng, bên vay mượn có nghĩa vụ phải trả đủ khi đến hạn và phải trả cùng loại vàng, đúng số lượng, chất lượng như lúc vay mượn.

Trường hợp bên vay không thể trả vàng thì có thể thỏa thuận về việc trả tiền nhưng phải đảm bảo trả theo giá vàng tại địa điểm và thời điểm trả nợ, tức là theo giá vàng hiện hành

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm các bên tính lãi suất khi cho vay vàng. Do đó, các bên hoàn toàn có thể tính lãi suất khi vay vàng. Tuy nhiên, theo khoản 1 Diều 468 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, các bên có thể thoả thuận lãi suất khi cho vay vàng. tuy nhiên lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tức là không quá giá trị của vàng quy đổi ra tiền mặt tại thời điểm cho vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, khi trả nợ, bên vay phải trả vàng cùng loại vàng, đúng số lượng và chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ví dụ, khi vay 1 chỉ vàng 24k thì khi trả, bên đi vay cũng phải trả 1 chỉ vàng 24k. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rằng, trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Ví dụ, khi vay, bên vay vay 1 chỉ vàng có giá trị quy đổi ra tiền là 6 triệu VNĐ, tuy nhiên, đến lúc trả nợ, giá vàng là 6,2 triệu VNĐ thì bên vay có thể trả 6,2 triệu VNĐ nếu được bên cho vay đồng ý. Như vậy, vay mượn vàng không bắt buộc phải trả bằng vàng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải trả số tiền tương đương với 1 lượng vàng nhưng phải theo tỷ giá tại thời điểm trả nợ. 

Vay 1 lượng vàng trong 2 năm thì bên vay có thể dùng số tiền tương đương với trị giá số vàng tại thời điểm đã vay để trả hay không?

Ví dụ, khi vay, bên vay vay 1 lượng vàng (1 cây vàng) có giá trị quy đổi ra tiền là 70 triệu VNĐ/lượng, đến lúc trả nợ, giá vàng là 68 triệu VNĐ/lượng thì bên vay có thể trả 68 triệu VNĐ nếu được bên cho vay đồng ý. Tuy nhiên, nếu giá vàng tại thời điểm trả nợ là 75 triệu VNĐ/lượng thì bên cho vay sẽ phải trả 75 triệu VNĐ.

Trên đây là các thông tin chi tiết mà NPLaw cung cấp để hỗ trợ Quý Khách hàng về vay mượn vàng. Trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan