Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển du lịch ổn định, nhanh chóng thu hút sự tham gia của thường xuyên tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Cùng với sự phát triển đó là sự cạnh tranh nghẹt thở của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Một tác động của thị trường chung có thể kéo theo tình trạng nhiều doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thực trạng thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành diễn ra như thế nào? Pháp luật quy định gì về việc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành? Đồng hành cùng Quý bạn đọc, NPLaw có bài viết làm rõ các vấn đề pháp lý còn thắc mắc nêu trên.
Thời gian vừa qua, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung chịu ảnh hưởng vô cùng to lớn bởi Đại dịch Covid-19, kéo theo sự tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế đất nước, trong đó bao gồm các doanh nghiệp du lịch. Năm 2020, Số doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, trong đó rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc dừng hoạt động. Kinh doanh lưu trú du lịch - lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách (trừ các cơ sở đón khách cách ly). Sang năm 2021, lượng doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số đã được cấp phép, phần còn lại dừng hoạt động. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch cũng dừng hoạt động vì không có khách.
Có thể thấy rằng, thực trạng thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành không còn xa lạ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Để làm rõ, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý Khách hàng làm rõ một số nội dung pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017, các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:
Quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành riêng biệt đối với hai trường hợp: Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản; và Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Thành phần hồ sơ gồm:
Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;
Quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bước 3: Cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và gửi Quyết định đó đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 4: Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Bước 1: Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng và gửi Quyết định này đến doanh nghiệp, cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp gửi báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.
Bước 3: Sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.
Bước 4: Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Như vậy, có thể thấy, trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp vẫn được hoàn trả số tiền ký quỹ đã nộp theo đúng quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, NPLaw nhận thấy Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định riêng biệt thành hai trường hợp:
Do vậy, có thể kết luận rằng thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được pháp luật quy định không giống nhau cho các trường hợp bị thu hồi.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017 quy định về trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thì:
“Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
… e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh; ...”
Như vậy có thể kết luận, việc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh là một trong những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Như vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ đối với bên thứ ba có liên quan, xem xét kỹ các hành vi pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) về thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp. Trong trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý về thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi tư vấn tận tình và nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn