Trong thời gian vừa qua, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang diễn ra phổ biến với nhiều mức độ và tính chất nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tranh, phòng chống loại tội phạm này đang gặp những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật trên thực tế. Bài viết này sẽ giới thiệu về vấn đề này.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, do vậy việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản này bằng biện pháp hành chính cùng với các biện pháp hình sự, dân sự có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ trật tự xã hội, trật tự kinh doanh, xử lý người vi phạm và bảo vệ chủ văn bằng, bảo vệ người tiêu dùng. Trong các vụ việc bị phát hiện, đa số được xử lý bằng biện pháp hành chính. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu diễn ra ngày càng phức tạp, quy mô lớn, số lượng nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội
Căn cứ Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sđ, bs năm 2022) quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cụ thể như sau:
-Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
-Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời
* Chủ thể:
Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Khách thể:
Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
* Mặt khách quan
Người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi thực hiện một trong số các hành vi sau:
- Chiếm đoạt quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
- Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
* Mặt chủ quan:
- Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Người phạm tội thực hiện tội phạm vì mục đích kinh doanh (vụ lợi), đây là một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này, người có các hành vi nêu ở trên nhưng không vì mục đích kinh doanh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với khung hình phạt như sau:
(1) Đối với cá nhân:
* Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
Hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
* Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp sau đây:
(i) Có tổ chức;
(ii) Phạm tội 02 lần trở lên
(iii) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
(iv) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
(v) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Đối với pháp nhân thương mại:
Cụ thể tại khoản 4 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì xử phạt như sau
+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng khi thực hiện hành vi quy định tại Khung 1 đối với cá nhân với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
Hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v) khung 2 đối với cá nhân;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, xâm phạm mà bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Ngoài ra trong trường hợp cần thiết có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá liên quan đến sở hữu công nghiệp
Căn cứ theo Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
- Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
- Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Căn cứ theo Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 11 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, quy định về những căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:
- Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
+ Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật
+ Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”.
- Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
- Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Nếu pháp nhân thương mại có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với khung hình phạt như sau:
Cụ thể tại khoản 4 Điều 226, pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng khi thực hiện hành vi quy định tại Khung 1 đối với cá nhân với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu;
Hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v) khung 2 đối với cá nhân;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 89 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP như sau:
- Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm;
- Mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm;
- Các thông tin khác (nếu có).
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn