Xử lý tài sản đảm bảo là một quá trình pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc xử lý tài sản đảm bảo không chỉ giúp bên nhận bảo đảm thu hồi được khoản nợ mà còn góp phần duy trì sự ổn định và minh bạch trong các giao dịch dân sự.
Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, tài sản đảm bảo đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng xử lý tài sản đảm bảo tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết.
Thực tiễn cho thấy, việc tự xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận giữa các bên thường gặp trở ngại do thiếu sự hợp tác từ phía bên bảo đảm và bên giữ tài sản. Ngân hàng thương mại chưa được trao quyền toàn diện để xử lý tài sản đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật, khiến cho việc xử lý trở nên gian nan và kém hiệu quả.
Xử lý tài sản đảm bảo là quá trình mà bên nhận bảo đảm thực hiện các biện pháp một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định để thu hồi giá trị từ tài sản đã được dùng làm bảo đảm cho một nghĩa vụ tài chính.
Thủ tục xử lý tài sản đảm bảo thường bao gồm các bước sau:
Căn cứ Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, xử lý tài sản đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số phương thức xử lý tài sản đảm bảo mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng. Các phương thức này bao gồm:
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép, ủy quyền hoặc xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Theo đó, trong thời gian chờ xử lý tài sản đảm bảo, bên nhận bảo đảm được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm
Theo quy định hiện hành, việc xử lý tài sản bảo đảm không bắt buộc phải có văn bản đồng ý của bên bảo đảm nếu đã có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Điều này có nghĩa là bên nhận bảo đảm có thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo các điều khoản đã được thỏa thuận mà không cần thêm bất kỳ văn bản ủy quyền hay đồng ý nào từ bên bảo đảm.
Căn cứ Điều 50 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho bên bảo đảm quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Như vậy, tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là di sản thừa kế thì bên nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho người hưởng di sản thừa kế về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, xử lý một tài sản dùng bảo đảm trả nợ cho nhiều nghĩa vụ khác nhau thực hiện như sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về xử lý tài sản đảm bảo mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục thực hiện cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn