Di vật và cổ vật có giá trị to lớn về nhiều mặt, từ lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, đến khoa học và giáo dục. Theo quy định hiện nay di vật, cổ vật là gì? Có được xuất khẩu di vật, cổ vật không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quy định về xuất khẩu di vật, cổ vật hiện nay nhé.
Di vật, cổ vật là những vật được lưu truyền lại, có giá trị cả về lịch sử, văn hóa, khoa học và kinh tế. Chính vì vậy, việc mua bán, trao đổi, mang di vật, cổ vật ra nước ngoài như thế nào để có thể bảo vệ và giữ gìn được những giá trị văn hóa vô giá của đất nước là điều rất quan trọng. Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, việc xuất khẩu di vật, cổ vật phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt, bao gồm việc xin phép từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại hành vi mang di vật, cổ vật ra nước ngoài một cách trái phép, gây ảnh hưởng đến văn hóa, lịch sử, kinh tế, và an ninh quốc gia.
Việc bảo vệ di vật, cổ vật không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, và chỉ khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cộng đồng, chúng ta mới có thể bảo vệ và giữ gìn được những giá trị văn hóa vô giá của đất nước.
Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001: “Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”; “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”.
Đồng thời, theo quy định của Luật Thương mại, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Do đó, có thể hiểu việc xuất khẩu di vật, cổ vật là việc đưa các di vật, cổ vật này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009) quy định: “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch”.
Như vậy, di vật, cổ vật không phải là di vật, cổ vật thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 3 Thông tư 19/2012/TT-BVHTTDL quy định các loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài bao gồm:
Như vậy, 9 loại di vật, cổ vật nêu trên không được phép mang ra nước ngoài.
Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 98/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP) như sau:
Như vậy, cần thực hiện hiện thủ tục theo quy định trên để được cấp phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009): “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch”
Như vậy, những di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì được mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 98/2010/NĐ-CP:
Như vậy, thẩm quyền cấp phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài hiện nay là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Di vật và cổ vật không chỉ là những hiện vật có giá trị về mặt vật chất mà còn là những báu vật vô giá về tinh thần, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Để góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị di vật, cổ vật cần có sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Do vậy, khi gặp phải vấn đề vi phạm liên quan đến xuất khẩu di vật, cổ vật, việc liên hệ với luật sư là rất cần thiết và quan trọng. Luật sư có thể giúp bạn hiểu rõ quy định liên quan đến di vật, cổ vật hiện nay. Đồng thời, luật sư sẽ cung cấp tư vấn pháp lý chính xác và định hướng cách xử lý tình huống hợp lý và hiệu quả nhất.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn