Xin giấy phép kinh doanh vận tải là một giấy phép bắt buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Giấy phép này là một trong những căn cứ xác định tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư. Vì vậy, việc cập nhật kiến thức về cấp giấy phép kinh doanh vận tải là điều hết sức cần thiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quy định về quy định xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Nha Trang hiện nay.
Nhu cầu xin Giấy phép kinh doanh vận tải tại Việt Nam đang tăng lên đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự gia tăng về lưu lượng giao thông. Ngành vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa và người dân, thúc đẩy thương mại và kết nối các khu vực trong cả nước. Việc xin Giấy phép kinh doanh vận tải là bước đầu tiên để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Quy trình xin Giấy phép kinh doanh vận tải tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hồ sơ, thủ tục pháp lý; đáp ứng đủ các giấy tờ như đăng ký kinh doanh, bảo hiểm phương tiện, giấy phép lái xe cho tài xế, và các chứng từ liên quan khác.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.
Theo đó Giấy phép kinh doanh vận tải là một giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, để các chủ thể này có thể thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Như vậy, để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Tổ chức, cá nhân cần đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh vận tải phù hợp theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
Hồ sơ được nộp đến Sở giao thông vận tải các tỉnh bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua trang web dịch vụ công của tỉnh đó.
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải gồm:
Đối với hộ kinh doanh vận tải, hồ sơ gồm:
Như vậy, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên để thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: “Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã”.
Như vậy, nếu chủ xe đã tham gia hợp tác xã thì không cần phải đăng ký kinh doanh vận tải nhưng phải đảm bảo phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã.
Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.
Việc tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô để vận tải hàng hóa nội bộ không nhằm mục đích sinh lời thì không thuộc đối tượng kinh doanh vận tải theo quy định trên. Do đó, không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: “Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải tại Nha Trang là Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Nha Trang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn