Theo quy định của pháp luật, kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh. Để được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đặc biệt quy trình đổi giấy phép kinh doanh vận tải hiện nay như thế nào? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu pháp luật trong bài viết dưới đây.
Đổi giấy phép kinh doanh vận tải là dịch vụ phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh vận tải không đăng kí và không khai báo với cơ quan chức năng cũng diễn ra phổ biến. Tất nhiên điều này là trái với quy định của pháp luật. Vậy kinh doanh vận tải là gì? Cụ thể Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh vận tải bao gồm kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp”. Trong đó:
– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
– Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thực hiện thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
Đổi giấy phép kinh doanh vận tải là cách nói phổ thông của việc xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải. Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Đơn vị kinh doanh vận tải cần xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải trong các trường hợp sau:
- Trường hợp do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh
- Trường hợp Giấy phép kinh doanh hết hạn
- Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
Hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quy trình đổi giấy phép kinh doanh vận tải được tiến hành thông qua các bước theo quy định của pháp luật, dựa vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Việc giấy phép kinh doanh vận tải hết hạn mà không làm thủ tục để đổi Giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử lý, bắt buộc phải có Giấy phép kinh doanh vận tải, theo Nghị định mới hiện hành thì mức xử phạt chung cho hành vi không có giấy phép kinh doanh vận tải đó là mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong trường hợp này bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại;
b) Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó;
c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh (tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; Người đại diện hợp pháp; Các hình thức kinh doanh). Việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó.
Thời gian hoàn tất thủ tục 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Riêng đối với trường hợp xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải do bị mất thì trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.
Vậy, chỉ cần nắm rõ các quy trình đổi Giấy phép kinh doanh thì sẽ được cấp dễ dàng, nhanh chóng
Mức thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tối đa không quá 200.000 đồng/Giấy phép. Trường hợp cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan) áp dụng mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.
Trên đây là tư vấn của NPLaw nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn