Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. Kiểu dáng công nghiệp là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đăng ký bảo hộ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc bài viết giải đáp một số thắc mắc về chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hiện nay. 

I. Thực trạng chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hiện nay

Trong bối cảnh phát triển không ngừng của nền kinh tế và ngành công nghiệp tại Việt Nam, việc bảo vệ và quản lý bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Tại Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của việc này ngày càng được nâng cao. Kiểu dáng công nghiệp giúp nhận diện và phân biệt sản phẩm của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, góp phần tạo ra giá trị thương hiệu và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, đảm bảo việc sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp giúp ngăn chặn việc sao chép và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và cá nhân. 

II.Các quy định pháp luật liên quan đến chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

1. Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là ai?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Theo khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi sở hữu trí tuệ 2022)  quy định: “Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận”.

Như vậy, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể là tổ chức không?

Theo khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi sở hữu trí tuệ 2022): “Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận”.

Do đó, tổ chức chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể là tổ chức khi đáp ứng điều kiện được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định nêu trên.

3. Quyền của chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Theo khoản 1 Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quy định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

  • “Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này.
  • Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
  • Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.”

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp. Do đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có các quyền tài sản gồm: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; và Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật.

4. Nghĩa vụ của chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp nói chung được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 132 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
  • Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
  • Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải tuân thủ các quy định chung về nghĩa vụ của chủ sở hữu được nêu tại quy định trên.

III. Các thắc mắc liên quan đến chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

1. Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước bao lâu?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau: “Hồ sơ yêu cầu gia hạn phải được chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí”.

Như vậy, thời hạn gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là trong vòng 06 tháng trước ngày bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực theo quy định trên.

2. Có được phép đồng chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không?

Theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: “Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 86 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự”.

Như vậy, được phép đồng sở hữu quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó.

3. Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi gia hạn văn bằng phải nộp các khoản phí nào?

Khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu phải nộp các khoản phí như sau:

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực: 100.000 đồng/phương án

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn: 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/văn bằng bảo hộ

+ Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000 đồng/phương án

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ

Như vậy, Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi gia hạn văn bằng phải nộp các khoản phí, lệ phí nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: