Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

Hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng ghi lại các điều khoản liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá được quy định trong hợp đồng. Đây là một hình thức chuyên nghiệp để đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cũng như nghĩa vụ thanh toán của các bên tham gia hợp đồng được thực hiện.

Bên cạnh mục đích hợp đồng mua bán hàng hoá là để bảo vệ các bên tham gia, hợp đồng  cũng tìm ẩn những rủi ro nếu bên ký kết không nghiêm túc trong việc đưa ra cũng hiểu rõ các điều khoản. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu những rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá thường hay gặp nhé!

Không tìm hiểu rõ chủ thể ký hợp đồng. 

a. Trước khi ký kết hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng đặc biệt là khi liên quan đến một số tiền lớn. Chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng về chủ thể ký hợp có thẩm quyền ký hay không (thường sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại điều 13 luật doanh nghiệp 2014). 

Không tìm hiểu rõ chủ thể ký hợp đồng

Không tìm hiểu rõ chủ thể ký hợp đồng.

Chủ thể ký hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, (được quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), năng lực hành vi dân sự của cá nhân là hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự . 

Nếu chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không đủ năng lực hành vi dân sự sẽ bị giới hạn các quyền chuyển nhượng tài sản cũng như mua bán động sản, bất động sản. Ví dụ như người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) (được quy định tại Điều 21 bộ luật dân sự) nếu mua bán tài sản lớn thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

b. Chúng ta cần tìm hiểu nghĩa vụ của chủ thể ký hợp đồng có phù hợp với quy định của luật hay không.

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán với một hộ kinh doanh cá thể, trong hợp đồng bạn yêu cầu hộ kinh doanh phải xuất hoá đơn đỏ (Gtgt) nếu không xuất hoá đơn thì bạn không thanh toán tiền hàng.

Xét ví dụ trên thì điều khoản này sẽ không được thực hiện vì theo luật Thuế và luật Doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể không đủ điều kiện để in hoá đơn đỏ nên điều khoản trong hợp đồng này không có hiệu lực và bạn phải thanh toán tiền hàng dù bên kia không xuất hoá đơn.

Thuế và luật Doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể không đủ điều kiện để in hoá đơn đỏ

Thuế và luật Doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể không đủ điều kiện để in hoá đơn đỏ.

Các điều khoản của hợp đồng không đầy đủ

Nhiều hợp đồng mua bán trị giá hàng tỷ đồng nhưng điều khoản thoả thuận chỉ vỏn vẹn vài dòng, không đầy đủ thông tin dẫn đến những rủi ro không đáng có. Để có một hợp đồng chất lượng thì nội dung phải đầy đủ các thông tin như: 

  • Tên và nơi cư trú của bên liên quan;
  • Chủ thể của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá cả hoặc thù lao;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Các phương thức giải quyết tranh chấp, hai bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác tùy theo tính chất của hợp đồng và mục đích của giao dịch. Ngoài ra, văn bản và từ ngữ trong hợp đồng cần chính xác, không sử dụng các khái niệm mơ hồ, không viết sai từ, sử dụng đúng dấu câu.

Những điều khoản trên được quy định trong Luật thương mại 2005 và bộ Luật dân sự 2015.

Các điều khoản của hợp đồng không đầy đủ

Các điều khoản của hợp đồng không đầy đủ.

Thỏa thuận thanh toán không rõ ràng

Đầu tiên, hợp đồng nên rõ ràng về thời gian thanh toán để tránh trường hợp nhận hàng xong không trả tiền hoặc nhận tiền xong không giao hàng. Người mua nên cố gắng sử dụng cách nhận hàng rồi mới thanh toán, còn người bán nên cố gắng sử dụng cách đặt cọc tiền hàng rồi mới giao hàng, thanh toán qua trung gian, thực hiện thanh toán theo từng đợt để giảm rủi ro cho nhau. 

Nếu các không thoả thuận rõ ràng thì thoả thuận thanh toán sẽ được quy định theo Điều 55 Luật Thương mại 2005, trường hợp hai bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán được xác định như sau:

  • Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán hàng hoặc chứng từ liên quan đến hàng hóa;
  • Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp đồng ý về việc bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi giao dịch.
  • Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp mất mát, hư hỏng sau điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi bên bán tặng.

Trên đây là 03 rủi ro thường gặp trong hợp đồng mua bán hàng hoá, ngoài ra còn nhiều rủi ro tiềm ẩn khác nếu chủ thể ký kết hợp đồng chủ quan thì rất dễ mắc phải. Để hạn chế những rủi ro khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, một dạng hợp đồng có khá nhiều điều khoản cũng như ràng buộc, bạn cần một chuyên gia pháp lý để soạn thảo cũng như rà soát hợp đồng, hãy liên hệ NPLAW. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: