SẢN XUẤT HÀNG CẤM VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ

Tình hình sản xuất, mua bán hàng cấm vẫn đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nó không chỉ gây tổn thất đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trật tự xã hội, an ninh quốc gia và niềm tin xã hội. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, nhà nước đã đặt ra các biện pháp, chế tài xử lý để hành vi sản xuất hàng cấm không diễn ra. Đưa đất nước đi vào khuôn khổ.

I. Thực trạng sản xuất hàng cấm hiện nay

Mặc dù đã có những quy định, chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất hàng cấm, nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng cấm vẫn phổ biến và diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ. Có thể dễ dàng nhìn thấy những thông tin buôn bán, cung cấp hàng cấm tràn lan trên mạng xã hội. Chỉ cần nhấn tìm kiếm thì có hàng nghìn thông tin xuất hiện, đa dạng mẫu mã, giá cả… khác nhau. Sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng cấm, bao gồm: việc làm mới hoàn toàn; lắp ráp từ những bộ phận của hàng hóa theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó. Bản chất của tội phạm này chính là việc thu lợi bất hợp pháp.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng cấm trong thời gian qua là do siêu lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, buôn bán những mặt hàng này. Do vậy nguồn thu từ hoạt động này càng lớn thì càng thúc đẩy hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm càng sôi nổi hơn, tinh vi hơn và sự liều lĩnh, manh động càng phức tạp và khó lường hơn. 

Thực trạng sản xuất hàng cấm hiện nay

Chính vì vậy cần tăng cường các biện pháp hữu hiệu đấu tranh ngăn chặn và tiến đến đẩy lùi hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định kinh tế là việc mà hầu hết các quốc gia rất quan tâm.

II. Sản xuất hàng cấm được hiểu như thế nào?

1. Hàng cấm là hàng hóa như thế nào?

Hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật quy định về khái niệm hàng cấm. Nhưng có thể hiểu, hàng cấm là hàng hóa mà bị Nhà nước cấm sản xuất, cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Sở dĩ, các hàng hóa này bị cấm do thuộc nhóm nguy hiểm, nguy hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây mất an toàn, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia.

Danh mục hàng cấm có sự khác nhau của từng quốc gia khác nhau. Có những loại hàng hóa bị cấm ở quốc gia này nhưng lại không phải là hàng cấm ở quốc gia khác, hoặc ngược lại. Ví dụng như quyền sử dụng súng. Có thể dễ dàng nhận thấy, việc người dân sử dụng súng là hành vi bị cấm ở Việt Nam. Nhưng ở Mỹ thì Việc sản xuất, mua bán và sử dụng súng là hoàn toàn hợp pháp, được sự đồng tình của một bộ phận lớn người dân Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ coi việc sở hữu súng là quyền cơ bản của con người, chỉ sau quyền tự do ngôn luận. Luật sở hữu súng thuộc Luật về Quyền cá nhân và cho phép người dân có thể mang chúng tới bất cứ đâu. 

2. Hàng hóa nào bị cấm sản xuất theo pháp luật Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 quy định về danh mục hàng hóa, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, cụ thể như sau:

"Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ".

Hàng hóa nào bị cấm sản xuất theo pháp luật Việt Nam?

Theo đó, những ngành nghề được liệt kê tại khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 là những ngành nghề cấm sản xuất, mua bán.

3. Sản xuất hàng cấm được hiểu như thế nào?

Sản xuất hàng cấm là việc bằng những cách thức từ thủ công hay áp dụng máy móc sản xuất, chế tạo, hình thành nên những mặt hàng mà nhà nước cấm sản xuất, cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng theo danh mục quy định của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Người sản xuất có thể tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình làm ra hàng cấm.

Sản xuất hàng cấm được hiểu như thế nào?

Những hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng cấm đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Các loại tội phạm này được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc xử lý hình sự. 

III. Hành vi sản xuất hàng cấm sẽ bị xử lý như thế nào?

Cụ thể tội sản xuất, buôn bán hàng hóa được quy định tại điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hành vi sản xuất hàng cấm sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với cá nhân: 

- Khung hình phạt thứ nhất: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Khung hình phạt thứ 2: bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Khung hình phạt thứ 3: phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

- Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân:

- Khung hình phạt thứ nhất: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

- Khung hình phạt thứ 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.

- Khung hình phạt thứ 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khung hình phạt thứ 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sản xuất hàng cấm

1. Súng bắn nước có phải là hàng hóa cấm sản xuất hay không?

Căn cứ quy định tại Chương X Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM quy định như sau:

“1- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng:

- Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

- Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ”.

Như vậy theo quy định trên thì súng bắn nước là đồ chơi bị cấm theo quy định của pháp luật.

2. Làm thế nào để tôi biết được hàng hóa của mình có phải là hàng hóa cấm sản xuất hay không?

Để biết mặt hàng của mình có phải là hàng hóa cấm sản xuất hay không thì phải kiểm tra loại hàng hóa đó có thuộc danh mục hàng hóa cấm sản xuất theo quy định của pháp luật hay không. Nếu không thuộc danh mục hàng hóa cấm sản xuất thì hàng hóa đó vẫn được sản xuất bình thường.

3. Tôi có thể sản xuất hàng hóa cấm cho mục đích cá nhân được không?

Việc sản xuất hàng cấm là hành vi trái pháp luật cho dù vì mục đích cá nhân hay mục đích thương mại. Nếu vi phạm thì sẽ tùy thuộc theo tính chất và mức độ mà bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

4. Nếu bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi sản xuất hàng cấm thì cần phải làm gì?

Khi bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi đang sản xuất hàng cấm thì bạn có nguy cơ phải chịu chế tài xử lý của pháp luật. Chính vì vậy, bạn cần phải hợp tác điều tra, khai báo thành thật và tìm kiếm luật sư bào chữa cho mình.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề sản xuất hàng cấm

Trên đây là toàn bộ tư vấn của NP Law về tội sản xuất hàng cấm. Nếu còn vướng mắc về vấn đề này, hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp. Hãng luật NP Law xin cung cấp đến quý doanh nghiệp các dịch vụ như:

- Thực hiện đại diện, bào chữa cho khách hàng khi bị bắt tội sản xuất hàng cấm.

- Hỗ trợ, tư vấn các tình tiết giảm nhẹ tội sản xuất hàng cấm.

- Tư vấn , hỗ trợ các vấn đề pháp lý hình sự.

- Thực hiện các công việc pháp lý, bào chữa.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan