Sang shop là gì? Quy định về sang shop hiện nay

Trong thời điểm hiện nay, nhu cầu sang nhượng lại các mặt bằng kinh doanh, hay còn gọi là sang shop, ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân muốn tận dụng lợi thế về vị trí hoặc cơ sở vật chất có sẵn để tiết kiệm chi phí khởi nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây cua NPLaw để tìm hiểu thêm quy định về sang shop hiện nay.

Sự thay đổi trong tình hình kinh doanh, khả năng tài chính, hoặc nhu cầu thay đổi mô hình kinh doanh là những lý do khiến nhiều người tìm đến việc sang shop. Đây là một phương pháp giúp chủ cũ chuyển nhượng lại cửa hàng và tài sản, còn người nhận nhượng có thể nhanh chóng tiếp quản và kinh doanh ngay trên nền tảng đã có sẵn. Để thực hiện việc sang shop đúng theo quy định pháp luật và tránh các rủi ro phát sinh, người sang nhượng và nhận nhượng cần nắm rõ các quy định liên quan.

Sang shop là một từ ngữ được sử dụng phổ biến trong thực tế để chỉ hình thức chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh và tài sản gắn liền với cửa hàng giữa hai bên. Đây là hình thức phổ biến trong kinh doanh, đặc biệt với những cửa hàng có vị trí thuận lợi hoặc đã được trang bị sẵn cơ sở vật chất. Khi sang shop, bên nhận sẽ tiếp quản không chỉ mặt bằng mà còn các trang thiết bị, hàng hóa (nếu có).

Sang shop là gì?

Để việc sang shop hợp pháp, các bên cần tuân thủ một số điều kiện sau:

  • Hợp đồng giữa bên sang nhượng và chủ sở hữu/người quản lý mặt bằng có điều khoản cho phép sang nhượng/cho thuê lại mặt bằng. 
  • Bên sang nhượng có hợp đồng thuê mặt bằng còn thời hạn từ chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý mặt bằng.
  • Được sự đồng ý của chủ sở hữu/người có quyền quản lý mặt bằng.
  • Các tài sản, trang thiết bị sang nhượng thuộc quyền sử hữu, định đoạt của bên sang shop.

Đặc biệt, việc sang shop cần tuân thủ đúng quy định và không vi phạm nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê trước đó.

Tùy theo thỏa thuận của các bên, khi sang shop, các bên có thể thỏa thuận bao gồm việc sang nhượng các tài sản khác. Thông thường, các tài sản được chuyển nhượng khi sang shop gồm:

  • Các trang thiết bị, nội thất có sẵn trong shop như bàn ghế, kệ hàng, hệ thống điện, nước.
  • Hàng hóa tồn kho.
  • Quyền lợi kinh doanh khác như thương hiệu hoặc khách hàng quen thuộc (nếu có).

III. Các thắc  mắc liên quan đ ến sang shop

1. Có được uỷ quyền ký thay hợp đồng khi sang shop không?​​​​​​​

Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Như vậy, việc ủy quyền để ký thay hợp đồng khi sang shop là được phép theo quy định trên. 

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Theo đó, hiện nay pháp luật không bắt buộc các bên phải đặt cọc khi sang shop. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tính chắc chắn trong giao dịch, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc trước khi thực hiện các thủ tục sang shop chính thức theo quy định trên.

 Có bắt buộc cọc​​​​​​​ trước khi sang shop không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng sang shop. Theo Điều 163 Luật nhà ở 2023: “Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản...”

Do đó, hợp đồng sang shop không bắt buộc phải công chứng mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Việc bên sang shop đã nhận tiền nhưng không bàn giao mặt bằng hoặc cố tình tiếp tục kinh doanh là hành vi vi phạm hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.

Như vậy, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm này gây ra. Trường hợp hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bên vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định sang shop hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.​​​​​​​


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan