Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính có lẽ đã không còn là một lĩnh vực xa lạ đối với các quốc gia. Nhưng không phải vì thế mà các nhà sáng tạo biết cách bảo hộ cho quyền lợi của mình trước những nguy cơ. Vậy làm sao để hiểu thế nào là sao chép chương trình máy tính và những vấn đề liên quan xoay quanh về sao chép chương trình máy tính như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Ở Việt Nam, doanh thu ngành phần mềm và công nghệ thông tin đã tăng gấp rưỡi trong thời gian 5 năm từ 2010 đến 2015, đạt giá trị hơn 3 tỷ USD. Trong đó, phần mềm hay chương trình máy tính đã đóng góp hơn một nửa con số này.
Điều này cho thấy vai trò và giá trị kinh tế to lớn của công nghệ thông tin nói chung và chương trình máy tính nói riêng đối với nền kinh tế và xã hội của các quốc gia cũng như của toàn thế giới. Nhưng cũng chính vì thế, chương trình máy tính cũng trở thành đối tượng bị sao chép, sử dụng trái phép tràn lan trên toàn thế giới. Có đến gần 60% số người sử dụng máy tính trên thế giới thừa nhận họ có sử dụng các phần mềm máy tính bị sao chép bất hợp pháp. Thông tin ví dụ như máy tính, hoặc là các dòng chỉ dẫn biểu tượng hoặc các dòng tuyên bố biểu tượng có thể được chuyển đổi tự động thành các chỉ dẫn mã hóa có thể hoàn thành được các kết quả như mong đợi; mã nguồn và mã máy của máy tính được xem là một tác phẩm.
Giá trị của các phần mềm máy tính bị sao chép trái phép đó lên tới 63.4 tỷ USD chỉ tính riêng vào năm 2011. Tỉ lệ sao chép và sử dụng trái phép phần mềm máy tính ở Việt Nam lên đến 81%, với giá trị thiệt hại là 395 triệu USD.
Sao chép chương trình máy tính là quá trình tạo ra một bản sao hoặc bản nhân bản của một chương trình máy tính đã tồn tại. Quá trình này có thể bao gồm việc sao chép mã nguồn, tệp tin hoặc dữ liệu từ chương trình gốc sang một vị trí mới hoặc sang máy tính khác. Mục đích của sao chép chương trình máy tính có thể là để tạo bản sao dự phòng, chia sẻ hoặc phân phối chương trình đó đến người dùng khác.
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định sao chép tác phẩm như sau:
“Sao chép tác phẩm
1. Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
2. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.”
Dẫn chiếu theo điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
…
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
…”
Theo đó, hành vi sao chép chương trình máy tính thuộc các trường hợp sau đây không vi phạm pháp luật:
+ Tự sao chép một bản chương trình máy tính áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
+ Sao chép không quá 01 bản chương trình máy tính để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
3. Các trường hợp sao chép chương trình máy tính bị coi là vi phạm
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 điều 25 của Luật này thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Theo đó điểm a và điểm đ khoản 1 của điều 25 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
Như vậy, các hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ hai trường hợp quy định được nêu trên thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan như sau:
"Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Tuy nhiên, trên đây là khung phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Theo Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính như sau:
“Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
1. Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
Dẫn chiếu theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về quyền nhân thân của chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
“Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.”
Theo đó, theo điểm a khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chủ sở hữu chương trình máy tính không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại.
Căn cứ Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”
Như vậy, phần mềm cụ thể là chương trình máy tính của bạn là dạng tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Việc cài vào máy tính khi chưa mua bản quyền phần mềm, hành vi sử dụng chui được xem là hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu. Hành vi không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng thì bị xử phạt theo quy định về xâm phạm quyền tác giả.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề sao chép chương trình máy tính. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn