Với môi trường internet và bùng nổ mạng xã hội hiện nay, việc tiếp cận các loại hình giải trí như phim, truyện, ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này cũng tạo điều kiện cho hành vi sao chép, pháp tán phim diễn ra phổ biến. Vậy sao chép phim như thế nào là đúng? Việc kiểm soát và truy cứu trách nhiệm đối với hành vi sao chép phim trái phép được quy định như thế nào? NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về sao chép phim trong bài viết dưới đây.
Sao chép phim hiện nay tồn tại rất phổ biến đặc biệt với sự phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội. Việc truyền tải nội dung phim đúng cách góp phần giúp nhà sản xuất phim thu hút và giữ chân khán giả; lan tỏa các giá trị văn hóa, nghệ thuật của bộ phim. Bên cạnh sự tiện lợi này còn có một thách thức không nhỏ đến từ việc kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi sao chép phim trái quy định pháp luật. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cả cộng đồng để ngăn chặn tình trạng sao chép phim trái phép, bảo vệ quyền lợi của các đơn vị sản xuất và nền công nghiệp điện ảnh.
Theo khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Khoản 2 Điều 3 Luật điện ảnh năm 2022 giải thích định nghĩa “phim” như sau: “Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình”.
Như vậy, có thể hiểu sao chép phim là việc tạo ra bản sao toàn bộ hoặc một phần của bộ phim hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Việc sao chép phim một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là hành vi thuộc quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tài sản và được pháp luật bảo hộ.
Theo điểm a khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi: “Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại”;
Như vậy, hành vi sao chép phim bị coi là vi phạm khi việc sao chép không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tài sản và không thuộc các trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật.
Việc sao chép tác phẩm là một quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền này theo khoản 2 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022.
Ngoài ra, Điều 25 và 25a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 có quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, ví dụ như:
Như vậy, việc sao chép phim không xâm phạm quyền tác giả thì được chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim đó cho phép hoặc thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ theo quy định nêu trên.
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Như vậy, sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ chịu mức phạt gấp đôi mức phạt đối với cá nhân.
Điểm a khoản 2 Điều 67 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình có thể thuộc dạng: “Xâm phạm quyền sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình: Nhân bản, sao chép, trích, ghép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 và Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ”;
Như vậy, cầm điện thoại quay lại phim trong rạp chiếu phim, đưa đoạn phim quay được lên hạng xã hội mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với bộ phim là vi phạm quy định. Hành vi phát tán đoạn phim này sẽ bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc dỡ đoạn phim vi phạm.
Sao chép phim trái phép là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quyền yêu cầu bồi thường đối với các thiệt hại thực tế đã xảy ra. Các thiệt hại này bao gồm:
Ngoài khoản bồi thường thiệt hại này, trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ; Tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến sao chép phim; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn