SÁP NHẬP TÀI SẢN ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tài sản luôn gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người và cả xã hội. Do đó, các quy định pháp luật về tài sản luôn nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của mọi người để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Quy định pháp luật về sáp nhập tài sản cũng không nằm ngoài số đó.

Sáp nhập tài sản là gì? Làm sao phân biệt sáp nhập và trộn lẫn tài sản? Pháp luật quy định như thế nào về sáp nhập tài sản? Câu trả lời sẽ được NPLaw mang đến cho bạn trong nội dung bài viết dưới đây.

Sáp nhập tài sản

Căn cứ pháp lý

1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

2. Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

I. Khái niệm sáp nhập tài sản 

1.1 Sáp nhập tài sản là gì?

Sáp nhập tài sản không có khái niệm trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng có thể được hiểu là việc đem tài sản ban đầu nhập vào một tài sản khác. Chủ sở hữu các tài sản ban đầu khác nhau. Kết quả là từ tài sản ban đầu cùng với tài sản sáp nhập tạo thành một khối tài sản thống nhất.

1.2 Phân biệt sáp nhập tài sản và trộn lẫn tài sản

Sáp nhập tài sản dễ bị nhầm lẫn với trộn lẫn tài sản. Sau đây là đặc điểm cần lưu ý để phân biệt hai trường hợp trên:

- Trong trường hợp sáp nhập tài sản, khi xác lập quyền sở hữu vẫn có thể chia tài sản sáp nhập bằng cách xác định vật chính, vật phụ; nếu không xác định được thì khối tài sản sáp nhập mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu tài sản.

- Trong trường hợp trộn lẫn tài sản, khi xác lập quyền sở hữu thì không thể chia được khối tài sản đã trộn lẫn nên tài sản này thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu.

II. Xác định quyền sở hữu trong các trường hợp sáp nhập tài sản như thế nào?

Việc xác định quyền sở hữu khi sáp nhập tài sản được chia thành một số trường hợp được quy định tại Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

1. Việc sáp nhập là hợp pháp, tài sản sáp nhập khác nhau chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu của tài sản được đem sáp nhập biết rõ về việc sáp nhập tài sản, tài sản mới được hình thành không thể chia và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ:

Trong trường hợp này vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sáp nhập tài sảnQuyền sở hữu tài sản được xác lập như thế nào khi sáp nhập tài sản?

2. Việc sáp nhập diễn ra khi người sáp nhập tài sản biết rõ tài sản đem sáp nhập không thuộc sở hữu của mình và cũng không nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập:

Trong trường hợp này, việc xác định quyền sở hữu phụ thuộc nhiều vào loại tài sản là động sản hay bất động sản, bao gồm: (i) sáp nhập động sản vào động sản và (ii) sáp nhập động sản vào bất động sản mà chủ sở hữu của tài sản bị sáp nhập sẽ có một số quyền tương ứng, chủ yếu là quyền đòi tài sản, yêu cầu thanh toán giá trị tài sản hoặc một số quyền khác theo quy định pháp luật.

III. Quy định pháp luật Việt Nam về sáp nhập tài sản

Sáp nhập tài sản được quy định tại Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015, không có khái niệm, chủ yếu là các quy định nhằm xác định quyền sở hữu tài sản trong trường hợp sáp nhập tài sản, cụ thể như sau:

1. Trường hợp sáp nhập tài sản mà trong tài sản mới tạo thành không phân chia được hoặc không thể xác định được vật chính, vật phụ

Khối tài sản mới hình thành sau khi sáp nhập sẽ thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu các tài sản được đem sáp nhập trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập tạo thành vật không thể phân chia rõ ràng, cũng không thể xác định được tài sản đem sáp nhập là vật chính hay vật phụ.

2. Trường hợp sáp nhập tài sản mà trong tài sản mới tạo thành xác định được tài sản đem sáp nhập nào là vật chính, vật phụ

Khối tài sản mới hình thành sau khi sáp nhập có thể xác định rõ tài sản đem sáp nhập nào là vật chính, vật phụ thì chủ sở hữu khối tài sản này là chủ sở hữu vật chính. Chủ sở hữu vật phụ sẽ được chủ sở hữu vật mới thanh toán lại giá trị tài sản trước đó đem sáp nhập, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Sáp nhập tài sảnQuy định về sáp nhập tài sản

3. Trường hợp một người sáp nhập tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập

Việc sáp nhập tài sản phải được sự thỏa thuận và đồng ý của các bên có tài sản đem sáp nhập. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu tài sản bị đem sáp nhập bất hợp pháp, pháp luật hiện hành có quy định cách xử lý cho các trường hợp một người sáp nhập tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập, cụ thể như sau:

(1) Nếu một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

- Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó; hoặc,

- Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

- Quyền khác theo quy định của luật.

(2) Nếu một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

- Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

- Quyền khác theo quy định của luật.

(3) Nếu một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác trái phép (không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc các trường hợp bất hợp pháp khác, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản đó) thì chủ sở hữu bất động sản có các quyền sau:

- Yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép; và,

- Bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

IV. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về sáp nhập tài sản

Về vấn đề sáp nhập tài sản, có một số câu hỏi thường gặp như sau: 

1. Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng có bắt buộc phải nhập vào khối tài sản chung hay không?

Tài sản riêng của vợ chồng ngoài tài sản mà mỗi bên sở hữu trước thời kỳ hôn nhân thì còn có tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Bên cạnh đó, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Về vấn đề sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, vì tài sản đã xác định thuộc loại tài sản riêng nên việc có sáp nhập vào tài sản riêng hay không tùy thuộc vào thỏa thuận trước hôn nhân của vợ chồng. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Vậy, tài sản riêng của vợ, chồng có thể không nhập vào tài sản chung, còn nếu muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì việc đó được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản riêng của vợ, chồng phải có văn bản sáp nhập mới được công nhận đúng không?

Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng được sáp nhập để tạo thành khối tài sản chung theo thỏa thuận trước hôn nhân thì phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Còn nếu thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng tạo tài sản chung được lập sau khi đăng ký kết hôn thì không yêu cầu phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

quy định sáp nhập tài sản

Một số câu hỏi về sáp nhập tài sản

3. Nhà trả góp có phải tài sản chung của vợ chồng không? Có bắt buộc nhập tài sản riêng vào tài sản chung không?

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung đã được chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

/upload/images/doanh-nghiep/4-mot-so-cau-hoi-min.jpg

Do đó, nhà trả góp được mua bằng tài sản riêng của mỗi người thì không là tài sản chung, còn nếu nhà trả góp được mua bằng tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì mới được coi là tài sản chung của vợ, chồng. Còn việc có nhập tài sản riêng vào tài sản chung không thì điều này dựa trên thỏa thuận của vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

4. Chủ sở hữu tài sản là bất động sản có được yêu cầu tháo dỡ tài sản sáp nhập trái phép không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy, khi có người sáp nhập trái phép động sản của họ vào tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép đó. 

V. Dịch vụ tư vấn sáp nhập tài sản

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn về sáp nhập tài sản cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến xác lập quyền sở hữu tài sản khác. Quý Khách hàng có mong muốn được tư vấn vui lòng liên hệ số hotline 0913 449 968 hoặc truy cập trang web nplaw.vn để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về sáp nhập tài sản. Quý Khách hàng khi cần được tư vấn về việc xác lập quyền sở hữu khi sáp nhập tài sản hãy lưu ý các nội dung trên. Trong trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan