Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới luôn đề cao sự bảo vệ trẻ em. Do đó, các quy định pháp luật điều chỉnh hành vi đánh trẻ em gây thương tích là điều không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Thông qua bài viết này, NPLaw hân hạnh được cung cấp cho Quý độc giả kiến thức pháp lý liên quan đến hành vi đánh trẻ em gây thương tích.
Trong những năm gần đây, tình trạng đánh trẻ em gây thương tích ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến đánh trẻ em gây thương tích.
Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em nêu rằng, “Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp pháp luật [của quốc gia thành viên] áp dụng với trẻ em có quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 như sau: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.
Như vậy, việc đánh trẻ em gây thương tích là hành vi bạo lực trẻ em.
Điều 27 Luật Trẻ em năm 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc như sau: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em”.
Như vậy, pháp luật đề cao sự phát triển toàn diện của trẻ em, ghi nhận trẻ em phải được bảo vệ và không bị bạo lực.
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người. Cụ thể:
Người có hành vi đánh trẻ em gây thương tích có thể bị xử lý hình sự về tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
- Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên.
Không những thế, người đánh trẻ em gây thương tích còn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp đánh trẻ em (dưới 16 tuổi) gây thương tích trên 11% theo khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc chung thân, tùy mức độ thương tật.
Ngoài ra, có khả năng bị xem xét về tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
- Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Hoặc bị xem xét hành vi theo tội giết người được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, người có hành vi đánh trẻ em gây thương tích có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;”
Theo đó, đánh trẻ em gây thương tích nhẹ (dưới 11%) phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tùy phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;”
Như vậy, đánh trẻ em gây thương tích 8% một cách cố ý vẫn thuộc trường hợp xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho người khác.
Dựa theo quyết định số 555/ QĐ-LĐTBXH ngày 11/5/2018, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Cục Trẻ em - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, tham vấn về các quyền của trẻ em. Đường dây nóng tiếp nhận thông báo, tố giác hành vi đánh trẻ em gây thương tích là Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em, quay số 111.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan trong trường hợp đánh trẻ em gây thương tích của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong trường hợp đánh trẻ em gây thương tích. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm giải quyết tranh chấp dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn