Tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng hiện nay đang là một trong những tranh chấp phổ biến. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc những thông tin pháp lý cần thiết liên quan đến tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ các trường hợp có quy định khác.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay việc tự ý sao chép, cắt dán, phát lại chương trình phát sóng của người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu đang diễn ra khá phổ biến trên các trang mạng xã hội như youtube, facebook, tiktok,…Do cơ chế quản lý các mạng xã hội chưa thực sự hiệu quả trong việc bảo vệ các quyền của chủ sở hữu chương trình phát sóng, dẫn tới hiện trạng trên ngày càng phổ biến, đại trà, vô hình chung đã xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền được pháp luật bảo vệ, cụ thể là quyền liên quan đến quyền tác giả.
Căn cứ khoản 11 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 định nghĩa về chương trình phát sóng, có thể hiểu là tranh chấp chương trình phát sóng là tranh chấp về việc truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc hình ảnh, âm thanh và hình ảnh, sự tái hiện âm thanh hoặc hình ảnh, sự tái hiện âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, truyền tín hiệu được mã hóa trong trường hợp phương tiện giải mã được tổ chức phát sóng cung cấp tới công chúng hoặc được cung cấp chưa được sự đồng ý của tổ chức phát sóng.
Đây là một tình huống pháp lý mà hai hoặc nhiều bên có xung đột về việc ai là chủ sở hữu hoặc có quyền sở hữu liên quan đến một chương trình truyền hình, truyền thanh hoặc nội dung phát sóng khác.
Việc giải quyết tranh chấp về chủ sở hữu chương trình phát sóng có thể thông qua hai hình thức:
Thứ nhất, bằng cách thiện chí yêu cầu đối phương có hành vi xâm phạm quyền chương trình phát sóng phải dừng việc tiếp tục thực hiện hành vi mang tính chất xâm phạm
Thứ hai, khởi kiện ra cơ quan tố tụng để giải quyết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
Tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
“4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.”
Tùy thuộc chủ thể trong quan hệ tranh chấp, cấp Tòa án có thể có sự thay đổi.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010, nếu quan hệ tranh chấp giữa các bên thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này và giữa các bên có thỏa thuận thuận tài phù hợp theo quy định tại Điều 16 thì tranh chấp này có thể khởi kiện ra Trọng tài thương mại để giải quyết.
Tuy nhiên, nhìn chung, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng là Tòa án hoặc Trọng tài.
Quyền về chủ sở hữu chương trình phát sóng là quyền liên quan đến quyền tác giả và đây cũng là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy việc giải quyết tranh chấp đối với loại quyền này cũng sẽ áp dụng chung theo Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể
- Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
- Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
- Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
- Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
+ Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”.
- Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
- Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Hiện nay chưa có văn bản cụ thể quy định về việc Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nói chung và chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng nói riêng như việc quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010, nếu quan hệ tranh chấp giữa các bên thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này và giữa các bên có thỏa thuận thuận tài phù hợp theo quy định tại Điều 16 thì tranh chấp này có thể khởi kiện ra Trọng tài thương mại để giải quyết.
Thời gian giải quyết tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quốc gia, loại hình tranh chấp, quy trình pháp lý cụ thể và độ phức tạp của vụ việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình giải quyết tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Nhìn chung, thời gian giải quyết tranh chấp tại Tòa án được quy định tối đa, bao gồm thời gian gia hạn là 9 tháng kể từ ngày thụ lý giải quyết vụ án.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng của Quý Khách hàng, Hãng Luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến tranh chấp về chủ sở hữu quyền chương trình phát sóng. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn