SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN GIỮA CÁ NHÂN VỚI CÁ NHÂN

Mục lục Ẩn

  1. I. Thực trạng về việc thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân hiện nay
  2. II. Tìm hiểu về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân
    1. 1. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân là gì?
    2. 2. Phân loại tài sản thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân
    3. 3. Các hình thức thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân
    4. 4. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có cần hợp đồng không? Tại sao?
  3. III. Quy định pháp luật về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân
    1. 1. Tài sản thế chấp giữa cá nhân với cá nhân được quy định như thế nào?
    2. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân​​​​​​​
  4. IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân
    1. 1. Có quyền đơn​​​​​​​ phương hủy hợp đồng thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân không?
    2. 2. Các hình thức thỏa thuận thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân thông dụng hiện  nay
    3. 3. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân xảy ra tranh chấp khi nào?
    4. 4. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có cần phải đảm bảo thông qua công chứng hợp  đồng thế chấp không?
  5. V. Vấn đề thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa cá nhân và cá nhân, được pháp luật dân sự quy định cụ thể. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết pháp lý về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân.

I. Thực trạng về việc thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân hiện nay

Hiện nay, việc thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Hình thức này thường được áp dụng trong các giao dịch cho vay mượn tiền, đặc biệt là khi người vay không có đủ tài sản đảm bảo để vay vốn tại ngân hàng. Theo khảo sát của một số công ty tư nhân, tỷ lệ giao dịch thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân trên nền tảng của họ chiếm khoảng 20 - 30% tổng số giao dịch.

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về quy mô thị trường thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo ước tính của một số chuyên gia như Hiệp hội Fintech Việt Nam, năm 2022, giá trị thế chấp tài sản giữa các cá nhân trong nền kinh tế đạt 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021, đạt 2 triệu giao dịch, tăng 40% so với năm 2021.

II. Tìm hiểu về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân

1. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân là gì?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Như vậy, thế chấp tài sản cá nhân với cá nhân là việc một bên cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho cá nhân kia.

2. Phân loại tài sản thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thế chấp gồm:

- Thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ: vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ: vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp: tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Tài sản thế chấp được bảo hiểm: bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Như vậy, tài sản thế chấp gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, hoặc có thể phân loại theo loại tài sản gồm bất động sản, động sản.

Các hình thức thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân3. Các hình thức thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đối với các nội dung liên quan đến thế chấp tài sản, có thể thấy thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có thể thực hiện dưới hình thức sau: Thế chấp tài sản bằng hợp đồng bảo đảm riêng; Thế chấp tài sản theo nội dung thỏa thuận tại văn bản ghi nhận nghĩa vụ được bảo đảm;

Ngoài ra còn có thể xem xét hình thức thế chấp tài sản dưới góc độ thế chấp quyền tài sản (quyền đòi nợ, quyền từ hợp đồng …) hoặc thế chấp tài sản (tài sản hiện hữu, tài sản hình thành trong tương lai, …).

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chi tiết liên quan đến hình thức thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, tùy thuộc góc độ đánh giá, việc thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có thể được thực hiện bằng hình thức khác nhau cũng như cách gọi khác nhau.

4. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có cần hợp đồng không? Tại sao?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP như sau:

“5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.

Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.

Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật”.

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc phải lập hợp đồng thế chấp mà có thể ghi nhận nội dung thể chấp tại điều khoản trong hình thức giao dịch dân sự khác, trừ một số tài sản thế chấp buộc phải lập thành hợp đồng văn bản riêng để phù hợp với quy định về công chứng chứng thực.

III. Quy định pháp luật về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân

1. Tài sản thế chấp giữa cá nhân với cá nhân được quy định như thế nào?

Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP nêu trên đã liệt kê các loại tài sản bảo đảm nói chung và tài sản thế chấp nói riêng.

Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã quy định “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 317, 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản thế chấp giữa cá nhân với cá nhân được quy định bao gồm động sản hoặc bất động sản, phải là tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấp.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân​​​​​​​

Nghĩa vụ của bên thế chấp quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Quyền của bên thế chấp Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp trong quan hệ thế chấp tài sản của cá nhân với cá nhân được quy định tại Điều 322 và Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:

- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

+ Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

+ Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

- Quyền của bên nhận thế chấp

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

+ Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định pháp luật.

Như vậy, các bên trong quan hệ thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có các quyền và nghĩa vụ như luật định nêu trên.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân

1. Có quyền đơn​​​​​​​ phương hủy hợp đồng thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân không?

Căn cứ tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ hợp đồng như sau:

“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Như vậy, có quyền đơn phương hủy hợp đồng thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.

2. Các hình thức thỏa thuận thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân thông dụng hiện  nay

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP như sau:

“5. … Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật”.

Như vậy, hình thức thỏa thuận thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân được áp dụng là thỏa thuận bằng văn bản riêng cụ thể hoặc thỏa thuận chung trong quá trình thỏa thuận, ghi nhận nghĩa vụ khác. Hiện nay, hình thức thỏa thuận thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân thông dụng nhất được sử dụng là việc thỏa thuận bằng hợp đồng riêng. Hình thức này góp phần ghi nhận một cách đầy đủ, rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ thế chấp, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp.

Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân xảy ra tranh chấp khi nào?3. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân xảy ra tranh chấp khi nào?

Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có thể xảy ra tranh chấp trong nhiều trường hợp khác nhau, một số trường hợp phổ biến bao gồm:

1. Tranh chấp về tính hợp lệ của hợp đồng thế chấp như hình thức, tính tự nguyện khi giao kết, năng lực pháp lý của chủ thể giao kết …

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thế chấp một trong các trường hợp như: Bên thế chấp không phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp; Tài sản thế chấp đang trong tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên khác…

3. Tranh chấp về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp;

4. Tranh chấp về việc xử lý tài sản thế chấp;

Ngoài ra, tranh chấp thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như: Thiếu thiện chí giải quyết tranh chấp của một hoặc cả hai bên; Hiểu lầm về nội dung hợp đồng hoặc quy định pháp luật…

4. Thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có cần phải đảm bảo thông qua công chứng hợp  đồng thế chấp không?

Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

"3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;"

Ngoài ra, căn cứ theo Luật Công chứng 2014 có quy định về công chứng hợp thế chấp bất động sản tại Điều 54.

Như vậy, không phải mọi hợp đồng thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân đều bắt buộc công chứng mà chỉ bắt buộc đối với một số loại hợp đồng thế chấp tài sản như hợp đồng thế chấp bất động sản, quyền sử dụng đất.

V. Vấn đề thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Vấn đề thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Để bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của mình, dù với tư cách bên nào trong quan hệ thế chấp, Quý Khách hàng đều nên cân nhắc liên hệ với Luật sư để có những tư vấn kịp thời nhất. Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến vấn đề thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp