Vi phạm hành chính về thuế là một trong những hành vi vi phạm thường gặp trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung, tiềm ẩn rủi ro về pháp lý cũng như tài chính trong thực tế. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung pháp lý có liên quan đến vi phạm hành chính về thuế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong năm 2023, tổng số tiền truy thu, phạt nộp do vi phạm hành chính về thuế đạt hơn 24.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022. Số lượng doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong năm 2023 là hơn 130.000 doanh nghiệp, tăng 12% so với năm 2022.
Báo cáo của Tổng cục Thuế, trong năm 2023, số lượng doanh nghiệp vi phạm hành chính về thuế có xu hướng gia tăng so với năm 2022. Các hành vi vi phạm phổ biến nhất bao gồm:
Điều này thể hiện một thực trạng đáng buồn khi các vi phạm hành chính về thuế của doanh nghiệp đang tăng dần qua các năm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm. Như vậy, có căn cứ hiểu doanh nghiệp vi phạm hành chính về thuế là doanh nghiệp có lỗi thực hiện vi phạm quy định pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải tội phạm.
Các trường hợp doanh nghiệp có thể vi phạm hành chính về thuế theo Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có thể gồm:
- Vi phạm về thủ tục thuế: Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế; Không thực hiện nghĩa vụ khai thuế; Không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; Không thực hiện nghĩa vụ lập và quản lý sổ sách, chứng từ kế toán; …
- Vi phạm về thuế: Trốn thuế; Thiếu nộp thuế …
…
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế theo Điều 32, 33, 34 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP bao gồm:
(1) Công chức thuế.
(2) Đội trưởng Đội Thuế.
(3) Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
(4) Cục trưởng Cục Thuế.
(5) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà chủ thể có thẩm quyền xử phạt những hành vi vi phạm hành chính về thuế của doanh nghiệp có thể khác nhau.
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định nội dung này như sau:
“Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
…
3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện”.
Như vậy, trường hợp người nộp thuế tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Các bước tra cứu Biên bản vi phạm hành chính về thuế điện tử như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn ;
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản điện tử đã đăng ký với Cơ quan thuế (ở phía bên phải trang chủ);
Bước 3: Chọn mục Tra cứu - chọn Thông báo của cơ quan thuế, sau đó chọn mục Biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Căn cứ khung hình phạt thấp nhất đối với hành vi trốn thuế tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) quy định về tội trốn thuế như sau:
“ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: …”
Như vậy, hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xử lý hình sự.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định nội dung này như sau:
“3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện”.
Như vậy, trường hợp người nộp thuế khai sai, nhưng đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện thì không bị xử phạt vi phạm về thuế, hóa đơn.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về vi phạm hành chính về thuế của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến vi phạm hành chính về thuế. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn