Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến, phục vụ các nhu cầu di chuyển cơ bản trong xã hội và đã có mặt trong thị trường địa phương nhiều năm qua. Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số quy định liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Hiện nay, nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi vô cùng lớn, kéo theo sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Taxi Việt Nam, hiện nay có hơn 200 hãng taxi và hợp tác xã vận tải cung cấp dịch vụ taxi trên toàn quốc.Tính đến cuối năm 2022, tổng số lượng xe taxi chạy cho các hãng đăng ký kinh doanh vào khoảng 67.000 xe, trong đó tại Hà Nội chiếm khoảng 34.000 xe.
Thị phần trên thị trường kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phần lớn thuộc về các hãng xe công nghệ như Grab, Gojek, Be,... Tuy nhiên, thị phần lớn trong ngành taxi truyền thống vẫn thuộc về các hãng xe quen thuộc như Mai Linh và Vinasun.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP) như sau:
“Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử”.
Như vậy, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là một hình thức kinh doanh được pháp luật quy định cụ thể, có giới hạn sức chứa của phương tiện vận tải, quy định về lịch trình, hành trình, cước phí và sự kết nối với khách hàng.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP) như sau:
- Điều kiện chung:
+ Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
- Điều kiện đối với xe taxi:
+ Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP) thì đơn vị kinh doanh vận tải, bao gồm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP) bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh cần có thêm các tài liệu sau:
+ Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (bản sao);
+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Đối với hộ kinh doanh vận tải cần có thêm tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi bao gồm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 41/2024/NĐ-CP) quy định thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
Bước 01: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 02: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP) quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi như sau:
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
...
Như vậy, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có phù hiệu xe taxi được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.
Địa điểm được ưu tiên dừng, đỗ để đón, trả khách được quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP) như sau:
6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Như vậy, theo quy định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được ưu tiên dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP) như sau:
4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn điện tử khi kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là thời điểm kết thúc chuyến đi, các trường hợp cụ thể đã được pháp luật quy định chi tiết.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn