Sử dụng trái phép tài sản công là vấn đề phổ biến và đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy làm sao để hiểu thế nào là sử dụng trái phép tài sản công và những vấn đề liên quan xoay quanh về sử dụng trái phép tài sản công như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trái phép sử dụng tài sản công là vấn đề phổ biến và đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Tình trạng sử dụng trái phép tài sản công không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa tính chất chung và tính bền vững của tài sản công. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức của người dân, củng cố hệ thống kiểm soát, giám sát chặt chẽ và thực thi pháp luật mạnh mẽ, đồng thời tăng cường trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức của từng cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng tài sản công một cách có trách nhiệm.
Sử dụng trái phép tài sản là hành vi tự ý khai thác lợi ích hay giá trị của tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó. Đây là hành vi trái pháp luật và có mục đích vụ lợi.
Tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về Tội sử dụng trái phép tài sản thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội sử dụng trái phép tài sản cụ thể như sau:
Tiêu chí |
Sử dụng trái phép tài sản công |
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Cơ sở pháp lý |
Điều 177 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) |
Điều 175 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) |
Chủ quan |
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích sử dụng trái phép tài sản là vì vụ lợi, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Vụ lợi, được hiểu là sử dụng tài sản trái phép nhằm thu lợi bất chính hoặc vì lợi ích cục bộ của đơn vụ cơ quan hoặc của cá nhân |
Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của việc thực hiện hành vi trái pháp luật này là muốn chiếm đoạt phần tài sản của người khác. |
Khách thể |
Khách thể tội sử dụng trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân (không bao gồm quyền định đoạt). |
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không tác động đến tính mạng, sức khỏe, mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mà ở đây là tài sản hợp pháp của người khác. |
Hành vi |
-Người phạm tội có hành vi sử dụng trái phép tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý hợp pháp của người khác. -Hành vi sử dụng trái phép tài sản ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản, mặc dù người phạm tội không có quyền sử dụng đối với tài sản đó mà không nhằm mục đích chiếm đoạt, chiếm hữu tài sản đó làm của riêng. |
-Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng: -Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. |
Hình phạt |
- Khung 1: Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này. - Khung 2: Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khung 3: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên. - Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
- Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với tính chất phạm tội được quy định tại Khoản 1 Điều này. Đó là tài sản chiếm đoạt có trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng kèm theo các điều kiện đã được phân tích phía trên. - Khung 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
- Khung 3: Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với trường hợp tại Khoản 3 Điều này nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Khung 4: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên theo Khoản 4 Điều này. - Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung theo Khoản 5 Điều này bao gồm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Hơn nữa, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 177 BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, khi sử dụng trái phép tài sản công sẽ bị xử lý như quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
Theo cấu thành tội phạm sử dụng tài sản công thì mục đích sử dụng trái phép tài sản là vì vụ lợi, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Vụ lợi, được hiểu là sử dụng tài sản trái phép nhằm thu lợi bất chính hoặc vì lợi ích cục bộ của đơn vụ cơ quan hoặc của cá nhân
Như vậy, phạm tội sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân bị xem là sử dụng trái pháp.
Căn cứ Điều 177 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định trường hợp sử dụng trái phép tài sản công bị xử lý hình sự như sau:
Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này.
- Khung 2: Bị phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khung 3: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ví dụ về tội sử dụng trái phép tài sản công: A là thủ quỹ của cơ quan X, tự lấy tiền quỹ cho người khác vay, sau đó sẽ trả lại quỹ. Trường hợp này không được quy kết A phạm vào tội sử dụng trái phép tài sản.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề sử dụng trái phép tài sản công. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn