Đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đều là những tài sản vô cùng có giá trị của mỗi người. Để tránh các tranh chấp phát sinh không đáng có về đất đai và tài sản gắn liền với đất cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất của mỗi chủ thể, chính vì thế mà việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về đất và tài sản gắn liền với đất là vô cùng cần thiết cần thiết, giúp ích rất nhiều cho mỗi chủ sở hữu.
Vậy cụ thể tài sản gắn liền với đất là gì? Bao gồm những loại nào? Thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất ra sao? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng NPLaw giải đáp các thắc mắc trên và tìm hiểu quy định về tài sản gắn liền với đất và những vấn đề liên quan.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất và những vấn đề có liên quan được thể hiện trong các quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Lâm nghiệp,...
Như đã trình bày ở trên, tài sản gắn liền với đất bao gồm 04 loại sau: nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm. Cụ thể:
- Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở: theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.
- Nhà ở riêng lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
- Công trình xây dựng khác không phải là nhà ở riêng lẻ, là công trình không thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, chẳng hạn như: tường rào, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống viễn thông,...
- Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì “rừng trồng” là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
- Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP còn quy định về tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, cũng giống như đăng ký đất đai thì việc đăng ký nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Việc đăng ký được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như nhau.
- Thời gian thực hiện việc đăng ký tài sản gắn liền với đất được quy định chi tiết tại Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Theo đó:
- Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017-TT-BTNMT), hồ sơ đăng ký tài sản gắn liền với đất gồm:
Để hiểu rõ hơn về tài sản gắn liền với đất cũng như nhận biết các vấn đề có thể phát sinh đối với tài sản gắn liền với đất, mời quý độc giả đồng hành cùng NPLaw giải đáp các thắc mắc dưới đây.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập. Mà “nhà ở riêng lẻ” nói chung được xem là tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Như vậy, nhà xây dựng tạm thời nếu được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được xem là tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất.
công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính.
Như vậy, nhà xây dựng tạm thời nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:
Như vậy, căn cứ quy định trên thì tài sản gắn liền với đất có thể được xem là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi có sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà xưởng bằng khung thép xây dựng trên đất cũng là một loại công trình xây dựng. Do đó, nhà xưởng bằng khung thép được xem là tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013 thì đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nhà xưởng bằng khung thép nếu thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì sẽ được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
Như vậy, trường hợp nhà ở xây dựng từ năm 2005 nhưng không có giấy phép thì vẫn có thể được làm thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu thỏa mãn các điều kiện trên.
Đăng ký đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất không còn là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện nay. Việc đăng ký đất đai thường đi liền với đăng ký tài sản gắn liền với đất, tuy nhiên, đối với những trường hợp quý Khách hàng thực hiện đăng ký tài sản gắn liền với đất lần đầu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về hồ sơ hay bất cập về các thủ tục. Vì thế hãy để đội ngũ của NPLaw giúp bạn tư vấn và hỗ trợ bạn để việc đăng ký diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý Khách hàng liên quan đến tài sản gắn liền với đất. Nếu có bất cứ những vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với NPLaw. Các Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, qua điện thoại hoặc email tư vấn.
Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn