TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện với công ty cổ phần như thế nào? NPLaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và hữu ích nhất trong bài viết này.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-1png.png

 

I. Tìm hiểu về người đại diện của công ty cổ phần là gì?

Quy định của pháp luật về người đại diện của Công ty Cổ phần như sau: 

1. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần; Các thành viên của công ty (cổ đông) có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ nắm giữ; Công ty có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;

- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;

- Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.

2. Tại sao cần phải có người đại diện của công ty cổ phần

Người đại diện về pháp lý của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh khi hoạt động. Người đó sẽ đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết dân sự, hành chính, nguyên đơn, bị đơn. Bên cạnh đó là một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật pháp.

Bên cạnh đó để công ty hoạt động suôn sẻ, bình thường thì không thể thiếu người đại diện. Người đại diện không thể vắng mặt dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không có người đại diện cho công ty thì sẽ dễ vướng vào rắc rối đặc biệt là mặt pháp lý cho doanh nghiệp.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-2(3).jpeg

II. Quy định pháp luật người đại diện của công ty cổ phần

Quy định pháp luật người đại diện của công ty cổ phần như sau: 

1. Cơ sở pháp lý quy định về người đại diện của công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần, trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Thẩm quyền của người đại diện của công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền cơ bản sau:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Tuyển dụng lao động;

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

3. Trách nhiệm của người đại diện của công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có trách nhiệm cơ bản sau:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Thay mặt Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đại diện của công ty cổ phần

Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện như: không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác; các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-3(2).jpeg

III. Giải đáp một số câu hỏi về người đại diện của công ty cổ phần

1. Ai có quyền trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần?

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu công ty chỉ có một người đại diện. Trường hợp công ty có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 “Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”. Như vậy, công ty có thể đăng ký từ (02) hai người đại diện theo pháp luật trở lên và không hạn chế số người tối đa.

3. Thời hạn đại diện công ty cổ phần là bao lâu?

Thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.

4. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại điện xử lý như thế nào?

Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch

Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục liên quan đến người đại diện của công ty cổ phần. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật thủ tục liên quan đến người đại diện của công ty cổ phần, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan