Theo quy định của Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017), mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân. Thời hạn xử lý đơn khởi kiện, các trường hợp thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, và quyền khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện được quy định theo luật pháp Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những nội dung kể trên.
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân của mình.
Theo đó, việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là trường hợp thẩm phán trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong một số trường hợp nhất định. Khi đó, người khởi kiện cần phải xem xét lại các tài liệu, chứng cứ và những điều kiện chung khi khởi kiện vụ án đã được thỏa mãn hay chưa. Việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện nhằm để bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên và nguồn lực xã hội của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện giải quyết vụ án dân sự.
Theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017), thời hạn xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự Việt Nam, thường bắt đầu tính từ khi tòa nhận được đơn khởi kiện. Cụ thể như sau:
Vậy nên, tùy thuộc vào thời gian nhận đơn khởi kiện theo nhiều phương thức khác nhau (trực tiếp, dịch vụ bưu chính hoặc điện tử), thời gian phân công và xem xét đơn khởi kiện mà có thể có thời hạn xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự khác nhau theo từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định các trường hợp thẩm phán trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, bao gồm:
Theo đó, các trường hợp trả lại đơn khởi kiện có thể phụ thuộc vào nội dung vụ việc khởi kiện hoặc do người khởi kiện không thực hiện đúng quy định về trình tự thủ tục giải quyết đơn khởi kiện mà thẩm phán sẽ ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Đối với các trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017), đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong những trường hợp cụ thể như sau:
Khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung 2017) người khởi kiện (đương sự) vẫn có quyền khiếu nại về việc thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.
Kết quả của việc khiếu nại được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều này phụ thuộc vào các tài liệu chứng cứ có liên quan mà thẩm phán có thể ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện để tiến hành thụ lý vụ án.
Căn cứ điểm e, khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.”
Vậy có thể hiểu, người khởi kiện không ghi đầy đủ địa chỉ của người bị kiện thì trong quá trình xem xét đơn khởi kiện, thẩm phán sẽ ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật này. Sau thời hạn sửa đổi, bổ sung mà người khởi kiện không thực hiện theo yêu cầu thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện theo quy định pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2105 (được sửa đổi, bổ sung năm 2107) quy định: Người khởi kiện có quyền khiếu nại quyết định trả lại đơn khởi kiện của thẩm phán. Tuy nhiên, việc khiếu nại phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định trường hợp trả lại đơn khởi kiện vì lý do không có địa chỉ của người bị kiện. Theo đó, trong quá trình xem xét hồ sơ khởi kiện, thẩm phán sẽ ra quyết định sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp không có đầy đủ địa chỉ của người bị kiện. Hết thời hạn thực hiện bổ sung đơn khởi kiện mà người khởi kiện không bổ sung địa chỉ của người bị kiện thì thẩm phán được quyền trả lại đơn khởi kiện theo quy định pháp luật.
Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự và những tranh chấp dân sự đều mang tính chất phức tạp và cần đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp. NPLaw cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp và thủ tục trả lại đơn khởi kiện dân sự, tập trung vào bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hoặc hỗ trợ về thủ tục, soạn thảo hồ sơ trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự và các vấn đề liên quan đến tranh chấp dân sự khác, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận sự tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn