Tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Biện pháp này nhằm cách ly người bị tạm giam với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Đây được coi là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc vì nó sẽ làm hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền cư trú…
Tại điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định rõ về thời hạn tạm giam. Trong đó:
Ngoài ra thì luật còn quy định tại khoản 2 điều 173 về việc gia hạn tạm giam như sau:
Theo điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự thì tạm giữ sẽ áp dụng đối với các trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo quyết định truy nã.
Còn tạm giam được quy định theo điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự sẽ áp dụng đối với các bị can, bị cáo đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng trong một số trường hợp nhất định.
Thời hạn tạm giữ và tạm giữ cũng có sự khác nhau. Đối với tạm giữ thì theo quy định tại điều 118 là không quá 3 ngày. Có thể gia hạn tạm giữ nhưng không được quá 3 ngày. Ngoài ra đối với trường hợp đặc biệt thì có thể gia hạn lần thứ 2 nhưng không quá 3 ngày.
Còn thời hạn tạm giam được quy định tại khoản 2 điều 173. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng là không quá 2 tháng, tội phạm nghiêm trọng là không quá 3 tháng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá 4 tháng.
II) Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam
Theo điều 119 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm giam thì biện pháp tạm giam có thể áp dụng đối với các trường hợp sau:
Biện pháp tạm giam được xem là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc. Ngoài biện pháp tạm giam thì còn có những biện pháp khác như là cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh… Do đó nếu bị can, bị cáo đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng lại vi phạm thì sẽ áp dụng biện pháp tạm giam để đảm bảo cho công tác điều tra.
Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định nơi cư trú của bị can, bị cáo theo quy định của Luât cư trú 2020. Tuy nhiên nếu như bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can thì cần phải áp dụng biện pháp tạm giam. Điều này nhằm giúp tránh trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn trong quá trình điều tra.
Việc xác định bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn thì các cơ quan điều tra thường sẽ xác định dựa trên nơi thường trú, nhân thân, tiền án, tiền sự, mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận xử lý trước pháp luật… Khi xem xét các căn cứ cho thấy bị can, bị cáo có thể có dấu hiệu bỏ trốn thì cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp tạm giam để ngăn chặn.
Để xác định bị can, bị cáo có khả năng tiếp tục phạm tội và có dấu hiệu tiếp tục phạm tội dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá tổng hợp. Cơ quan điều tra có thể dựa vào các yếu tố như nhân thân, tính chất của tội phạm để xác định…
Cơ quan điều tra có căn cứ để xác định nếu không áp dụng biện pháp tạm giam đối với những người này thì có thể gây ra tổn hại đến với an ninh quốc gia.
Tuy nhiên không phải lúc nào các trường hợp kể trên cũng sẽ áp dụng biện pháp tạm giam. Bởi vì biện pháp tạm giam được xem là một trong những biện pháp nghiêm khắc và có thể gây ảnh hưởng tới một số quyền lợi nên Luật pháp nước ta đã đưa ra những trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam nhằm thể hiện sự nhân đạo và tôn trọng quyền con người.
Theo khoản 4 điều 119 Luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can, bị cáo sẽ không bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu thuộc các trường hợp sau:
Tuy nhiên nếu bị can, bị cáo thuộc các trường hợp bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã, tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép người khác nhằm tiêu hủy chứng cứ… thì vẫn sẽ áp dụng biện pháp tạm giam.
Theo quy định tại điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đối tượng có thể áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp nghiêm khắc do đó mà thời hạn tạm giam cũng được quy định chặt chẽ hơn tại điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với từng loại tội phạm.
Biện pháp tạm giam được hủy bỏ trong những trường hợp thuộc điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong đó việc hủy bỏ biện pháp tạm giam có thể chia thành 2 trường hợp là bắt buộc và tùy nghi.
Những trường hợp bắt buộc phải hủy bỏ biện pháp tạm giam bao gồm:
Những trường hợp tùy nghi hay những trường hợp xét thấy cần thiết phải hủy bỏ thì Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có quy định cụ thể. Những trường hợp này hiện nay vẫn tùy thuộc chủ yếu vào nhận định của cơ quan thẩm quyền.
Như đã đề cập ở trên thì biện pháp tạm giam được áp dụng ngay khi bị can, bị cáo thuộc các trường hợp tại điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự thì không phải bị can, bị cáo nào cũng đều sẽ áp dụng biện pháp tạm giam. Chỉ những bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, tôi đặc biệt nghiêm trọng sẽ áp dụng biện pháp tạm giam. Hoặc bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù 2 năm và có căn cứ để xác định người đó thuộc các trường hợp tại khoản 2 điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngoài ra biện pháp tạm giam cũng sẽ không áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
Theo điều 8 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã liệt kê các hành vi bị cấm đối với biện pháp tạm giam.
- Các hành vi vô nhân đạo nhằm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam.
- Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền
- Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
- Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Vì là tạm giam cho thấy tính chất nguy hiểm của bị can, bị cáo nên việc nhận sách, tài liệu cũng được quản lý nghiêm ngặt hơn.
Theo quy định tại điều 29 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Tài liệu cũng phải để mở và thông qua sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và kiểm tra của cơ sở giam giữ.
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định tại điều 231 về truy nã bị can. Theo khoản 1 nếu bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đây thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.
Như vậy nếu có lệnh tạm giam mà bỏ trốn thì Công an sẽ ra quyết định truy nã.
Bị can, bị cáo khi bị tạm giam vẫn cần phải được bảo đảm đầy đủ những quyền con người và quyền lợi của mình. Theo quy định tại khoản 4 điều 31 Hiến pháp 2013 đã quy định người bị tạm giam có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa.
Như vậy thì người bị tam giam có quyền yêu cầu mời luật sư bào chữa. Và luật sư sẽ tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo bị tạm giam. Với nghiệp vụ và chuyên môn của mình, luật sư có thể tư vấn pháp luật, tham gia hỏi cung và thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để giúp vảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Điều này giúp tránh được những oan sai không đáng có và đồng thời bảo vệ các quyền lợi chính đáng của bị người bị bắt giữ.
Trên đây là những thông tin về quy định tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà các bạn cần lưu ý. Để có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về vấn đề tạm giam, khách hàng có thể liên hệ NPLaw để được nhận dịch vụ pháp lý uy tín, nhanh chóng và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn