THỦ TỤC, QUY ĐỊNH LÀM HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH MỚI NHẤT

Trong bài viết này, NP Law xin đưa ra một số vấn đề trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ hơn các quy định về tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tránh trường hợp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được chấp thuận hoặc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

I. Những trường hợp nào tạm ngừng kinh doanh?

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu của doanh nghiệp;
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng trong trường hợp sau đây:
    • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
    • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật;

II. Quy trình tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ sau:

  • Đơn đề nghị về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (nếu là Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần);
  • Quyết định/Nghị quyết tạm ngừng hoạt động của Công ty;
  • Văn bản ủy quyền cho NP Law thực hiện thủ tục nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: Không quá 01 năm và không giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh tiếp theo.

III. Vi phạm về hoạt động tạm ngừng kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

1. Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh:

Khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và các khoản nợ, thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động.

Doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế cho thời gian đã hoạt động.

2. Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là một số quy định quan trọng trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian cũng như thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả. Qúy doanh nghiệp có thể liên hệ NP Law để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn về thủ tục nêu trên.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan