Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển giao thông, vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển, trong đó tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Cá nhân, tổ chức sử dụng tàu biển vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chủ sở hữu tàu phải đặt tên cho tàu biển và việc đặt tên phải tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật. Vậy pháp luật đã quy định về việc đặt tên tàu biển Việt Nam có những điều kiện gì? Trình tự thủ tục chấp nhận đặt tên tàu biển Việt Nam được quy định với nội dung ra sao? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ có những phân tích cụ thể hơn về tên tàu biển Việt Nam.
Tàu biển cũng giống như các phương tiện giao thông vận tải đường bộ khác khi muốn hoạt động trên biển thì cần phải thực hiện hoạt động đặt tên và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc tàu biển đó tham gia vào các hoạt động trên biển. Việc pháp luật hiện hành Việt Nam quy định về vấn đề đặt tên cho tàu biển ở Việt Nam bởi lẽ, tên tàu biển Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc:
- Phân biệt giữa các tàu với nhau, dễ dàng nhận dạng, phân biệt các loại tàu biển, giúp các chủ tàu cũng như cơ quan quản lý tránh được sự nhầm lẫn trong việc sử dụng và quản lý tàu biển Việt Nam.
- Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tàu biển Việt Nam nói riêng và tàu biển của các quốc gia khác đi qua vùng biển Việt Nam và hoạt động trên vùng biển của Việt Nam.
- Kiểm soát số lượng tàu biển của nước ta và tình hình phát triển của tàu biển Việt Nam trong quá trình hoạt động khai thác ngoài biển.
Vận tải đường biển đang là hình thức giao thông khá phổ biến hiện nay và một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất chính là tàu biển. Tàu biển Việt Nam là tàu biển thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam, tổ chức Việt Nam, tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam và của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc tàu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã được phép đăng ký tại Việt Nam. Theo đó, việc đặt tên và đăng ký tàu biển Việt Nam phải tuân theo các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 và các Nghị định, Thông tư liên quan:
Để có thể thực hiện việc đăng ký tàu biển Việt Nam thì các tàu này cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam hiện hành. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định các điều kiện để đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng của tàu biển;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 20 Bộ luật này cũng quy định thêm đối với tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
Như vậy, để các chủ tàu biển muốn thực hiện hoạt động đăng ký cho tàu của mình thì cần phải chuẩn bị và đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã được nêu ra ở trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015 như sau:
- Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển
- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Quy trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển Việt Nam quy định tại Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.( khoản 3 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định.( khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP)
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. (điểm b, khoản 4, Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP).
- Bước 3: Trả kết quả
+ Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.(điểm c, khoản 4 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định về công tác đăng kiểm tàu biển bao gồm các nội dung sau:
“- Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển.
- Thẩm định thiết kế tàu biển.
- Kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác sử dụng.
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn, an ninh hàng hải và lao động hàng hải cho tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (Bộ luật ISPS), Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (Công ước MLC 2006).
- Giám định trạng thái kỹ thuật phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển, điều tra sự cố, tai nạn tàu biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc chủ tàu biển, người mua, bán bảo hiểm, người mua, bán và thuê tàu biển.
- Kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải.
- Đánh giá, công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển.
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM.
- Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn và cán bộ an ninh công ty tàu biển, sỹ quan an ninh tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM và Bộ luật ISPS.
- Cấp giấy chứng nhận thợ hàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.”
Đồng thời, Điều 5 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT( được bổ sung bởi Thông tư 17/2023/TT-BGTVT) quy định về các loại hình kiểm định bao gồm:
- Kiểm định lần đầu, bao gồm: kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu biển đóng mới, tàu biển nhập khẩu.
- Kiểm định chu kỳ, bao gồm: kiểm định định kỳ, kiểm định trung gian, kiểm định trên đà, kiểm định hàng năm.
- Kiểm định bất thường.
Theo đó, việc đặt lại tên tàu biển không có trong nội dung công tác đăng kiểm tàu biển nên không cần phải đăng kiểm lại.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hàng hải 2015 về nguyên tắc đặt tên tàu biển:
“- Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
-Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Như vậy, theo quy định hiện hành thì không có quy định nào cấm đối với việc đặt tên tàu biển theo tên các con tàu nổi tiếng. Do đó, có thể đặt tên tàu biển theo tên các con tàu nổi tiếng nhưng phải đáp ứng các nguyên tắc đặt trên như trên.
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015 quy định:
“Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.”
Đồng thời, theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 20 Bộ luật hàng hải 2015 quy định về điều kiện đăng ký tàu biển thì tàu biển phải có: “Tên gọi riêng của tàu biển.”
Như vậy, chủ tàu không được đặt tên tàu biển trùng với tên tàu đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về tên tàu biển Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0913 449968 để được giải đáp.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn