Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là môi trường của chúng ta đang đứng trước những báo động ô nhiễm vô cùng bởi những tác động tiêu cực từ con người gây ra. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế - xã hội đã gây tổn hại tới môi trường. Môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng các tác động xuyên biên giới. Việt Nam đã và đang tiệm cận các chính sách phát triển, sử dụng tổng hợp các công cụ như hệ thống pháp luật, công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ), chế tài,các quy chuẩn về môi trường, các công cụ như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Đối với công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), các quy định pháp luật đã được hình thành, phát triển và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng nghiêm trọng, một trong những lý do tác động đến môi trường là những tác động tiêu cực từ con người. Do đó, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là rất cần thiết và quan trọng bởi:
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định thì Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
Theo quy định trên thì việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bao gồm các nội dung nêu trên.
Căn cứ vào Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường 2020 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao;
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này bao gồm:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
Như vậy, tùy vào dự án đầu tư thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có thẩm quyền đối với các dự án thuộc nhóm I; dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thẩm quyền đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền đối với các dự án đối với dự án đầu tư trên địa bàn.
Theo quy định tại Điều 28, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Như vậy, các đối tượng nêu trên sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, trừ thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về vấn đề thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Hiện nay, NPLaw có hỗ trợ các dịch vụ pháp lý nói chung và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nói riêng, theo đó bạn có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn điện thoại hoặc email để bên công ty chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ cho bạn một cách chính xác và đầy đủ nhất, cũng như đưa ra tư vấn định hướng cụ thể đối với vấn đề thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Rất mong nhận được sự hợp tác!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn