Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Hoạt động dự án đầu tư công bao gồm nhiều giai đoạn nhằm hướng đến một dự án hoàn chỉnh. Trong đó, hoạt động thẩm định đóng vai trò quan trọng trước khi đưa ra quyết định trong mỗi giai đoạn. Để hiểu rõ hơn về hoạt động thẩm định dự án đầu tư công, các bạn hãy cùng tìm hiểu với NPLaw một số thông tin qua bài viết dưới đây.
Thẩm định dự án đầu tư công là quá trình tiến hành kiểm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Những nội dung cơ bản ấy bao gồm nội dung về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, chính trị, pháp luật,… gắn liền với tiêu chuẩn, định mức và quy định của nhà nước đặt ra. Việc thẩm định dự án đầu tư công nhằm hướng đến quyết định chủ trương đầu tư; quyết định chương trình, dự án đầu tư; xem xét, triển khai thực hiện kế hoạch;…. Có thể thấy, thẩm định dự án đầu tư công được xem như một giai đoạn khảo sát tạo cơ sở để đưa ra những quyết định chính xác đối với một dự án đầu tư công.
Nhằm giúp các bạn hình dung rõ hơn về hoạt động này, NPLaw sẽ đưa ra ví dụ sau đây.
Công ty X là doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện Dự án đầu tư Y, trước khi đưa ra quyết định chủ trương đầu tư thì phải trải qua bước thẩm định dự án, cụ thể như sau:
Căn cứ vào kết quả thẩm định trên, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra quyết định chủ trương đầu tư phù hợp.
Nhà nước ta đã đề ra những quy định cụ thể, rõ ràng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm hướng dẫn thực hiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư công. Căn cứ vào đó, các chủ thể có thẩm quyền có thể dễ dàng áp dụng để giảm thiểu việc gây ra sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật trên, những chủ thể có liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư công có thể biết được thủ tục thẩm định bao gồm những gì và những nội dung đó được thực hiện như thế nào.
Theo Khoản 4, 5, 6 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, bao gồm:
Nội dung thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, các nội dung pháp luật xây dựng chưa quy định tại khoản 4 Điều 18 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các khoản 4, 5 Điều 18, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, phải thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư công và Điều 11 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP.
Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định bao gồm:
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ.
Căn cứ vào các điều luật của Luật Đầu tư công 2019, có thể tóm tắt quy trình thẩm định dự án đầu tư công thông qua các bước sau:
Thông qua các yêu cầu trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định đối với dự án đầu tư công. Vậy tại sao chúng ta cần phải thẩm định và lợi ích mà việc thẩm định mang lại là gì?
Bên cạnh các vấn đề về nội dung, hồ sơ và quy trình thì thẩm định dự án đầu tư công còn phải tuân thủ quy định về thời gian thực hiện.
Theo Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì thời gian thẩm định dự án đầu tư công được thực hiện như sau:
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án đầu tư công mà NPLaw đã cung cấp. Quý khách hàng có thể liên hệ NPLaw bất cứ khi nào mà các bạn có thắc mắc, NPLaw luôn sẵn sàng để giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn