THAM Ô TÀI SẢN

Tham ô (tham ô tài sản) là một trong những vấn nạn đang được Đảng và Nhà nước xác định như một dạng của "giặc nội xâm" và cần một giải pháp mạnh tay, toàn diện để phòng ngừa. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tham ô tài sản và những vấn đề liên quan xoay quanh về tham ô tài sản như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng tham ô tài sản hiện nay

Tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện đang diễn biến rất phức tạp, đây là một trong bốn nguy cơ lớn đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Tội "Tham ô tài sản" là một tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng, đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… đã lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tìm hiểu về tham ô tài sản

II. Tìm hiểu về tham ô tài sản

1. Tham ô tài sản là gì?

Căn cứ tại Điều 353 trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Tham ô tài sản có thể hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Phân biệt giữa tham ô tài sản và tham nhũng

2. Phân biệt giữa tham ô tài sản và tham nhũng

Tham nhũng là khái niệm rộng hơn tham ô và bao gồm cả khái niệm tham ô. Tham ô chỉ là một trong số các hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi trong các hành vi tham nhũng, ngoài hành vi tham ô còn có các hành vi khác trong các hành vi tham nhũng như: Nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;…Bảng so sánh sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này:

Tiêu chí Tham ô tài sản  Tham nhũng
Bản chất Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.  Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tham nhũng bao gồm cả hành vi tham ô.
Đối tượng của hành vi Tài sản mình có trách nhiệm quản lý

- Tài sản mình có trách nhiệm quản lý 

- Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa

Mục đích Chiếm đoạt tài sản

- Chiếm đoạt tài sản; 

- Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Yếu tố tác động việc thực hiện hành vi Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện. Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện ;trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

 

III. Quy định pháp luật về tham ô tài sản

1. Áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi Tham ô tài sản

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

“Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

3.Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”

Như vậy, đối với Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 thì không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể:

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

2. Những hành vi nào được xem là tham ô tài sản

Theo Điều 535 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội tham ô tài sản thì những hành vi tội này gồm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
  • Tội tham ô tài sản là một trong các tội thuộc nhóm các tộ phạm tham nhũng (Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự)

IV. Giải quyết các câu hỏi liên quan đến tham ô tài sản

1. Hành vi tham ô tài sản có bị đi tù không?

Hành vi tham ô tài sản sẽ bị đi tù trong các trường hợp tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định như sau:

- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Trường hợp hành vi tham ô tài sản không bị đi tù?

Căn cứ theo Điều 12  quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản công, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
  • Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
  • Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

Như vậy, nếu có hành vi tham ô tài sản nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như các trường hợp nêu trên thì sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

3. Khắc phục hậu quả khi tham ô tài sản có bị đi tù không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

…”

Theo đó, người phạm tội tham ô tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả cụ thể là nộp lại số tài sản đã tham ô có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, luật không quy định rõ mức đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả là bao nhiêu thì người phạm tội sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Xét theo thực tế thì mức đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả phải tương xứng với thiệt hại gây ra thì người phạm tội mới được giảm nhẹ hình phạt.

V. Vấn đề tham ô tài sản có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tham ô tài sản. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan