THÀNH LẬP NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, đang thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Để thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư cần phải tuân thủ thêm một số quy định đặc thù khác. Tìm hiểu quy định pháp luật về thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn cùng NPLaw

nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

I. Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài có khó không? Thực trạng hiện nay như thế nào?

Nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Hiện nay khái niệm “nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài” chưa được định nghĩa trong pháp luật Việt Nam, có thể hiểu khái niệm trên như sau: 

  • Là cơ sở sản xuất được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn, diện tích rộng để sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm có độ phức tạp khác nhau;
  • Có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, được sắp xếp để thực hiện các quy trình sản xuất từ giai đoạn đầu (nguyên liệu đầu vào) đến giai đoạn cuối (ra thành phẩm).
  • Có vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động sản xuất dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020.

II. Đối tượng được phép thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

Đối tượng được phép thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam bao gồm:

  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;
  • Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài mà tổ chức đó thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Những đối tượng trên cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự (cá nhân) hoặc điều kiện về thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Điều kiện thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

III. Điều kiện thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư có ý định thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về hồ sơ, thủ tục như:

  • Phải có dự án đầu tư, địa điểm thực hiện dự án phù hợp;
  • Đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
  • Đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy theo quy định trong lĩnh vực sản xuất;
  • Bảo đảm điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động của dự án, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ khi thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất

Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm những gì

IV. Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm những gì?

Để thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần phải thực hiện các điều dưới đây:

  • Xác định địa điểm phù hợp để thực hiện dự án, xây dựng nhà xưởng theo quy mô hoạt động, tính chất và đặc điểm của dự án. Nhà đầu tư có thể tham khảo một số lựa chọn sau:
  • Thuê nhà xưởng đã có sẵn cơ sở vật chất từ các công ty được cấp phép cho thuê cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
  • Thuê đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao. 
  •  Thuê đất trực tiếp từ Nhà nước.
  • Sử dụng đất thuộc sở hữu của Nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể chuyển đổi từ đất nhà ở sang đất xây dựng nhà máy với điều kiện đáp ứng đầy đủ điều kiện mật độ xây dựng công trình theo đúng quy định của địa phương. 
  • Sau khi xác định địa điểm, Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp và một số giấy phép con khác. NP Law sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục và thành phần hồ sơ ở phần dưới.

V. Thủ tục thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

Như NPLaw đã chia sẻ ở phần trên, việc thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay phải trải qua nhiều bước và rất phức tạp. NP Law chia sẻ chi tiết hồ sơ theo từng giai đoạn trong quá trình thực hiện thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 

Thủ tục thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

1) Giai đoạn 1: Xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trong trường hợp dự án đầu tư thuộc một trong số dự án quy định tại Phụ lục II tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất có thể xảy ra những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nên phải tiến hành thủ tục đánh giá tác động môi trường. Hồ sơ bao gồm:

  • Hồ sơ đề nghị thẩm định:
  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện đối với nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu số 02 tại Phụ lục II Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
  • Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu số 04 tại Phụ lục II Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
  • Bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
  • Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định với kết quả thông qua
  • Văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giải trình rõ nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường có chữ ký của chủ dự án phía dưới từng trang báo cáo kể cả phụ lục theo quy định.

2) Giai đoạn 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Đối với dự án phải xin chấp thuận chủ trương:

Tùy vào loại hình đầu tư nhà máy sản xuất mà nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ). Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (theo mẫu A.I.3 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (hoặc tài liệu tương đương khác) đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: thông tin các nhà đầu tư, quy mô dự án, mục tiêu đầu tư, vốn và phương án huy động vốn, địa điểm liên quan, thời hạn, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, nhu cầu lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;...
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (có thể thay thế bằng cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư);
  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án thành lập nhà máy sản xuất (hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương);
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối trong dự án đầu như nhà máy sản xuất theo quy định pháp luật gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Tài liệu đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).

Đối với dự án không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Với những dự án không cần xin chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ sau: 

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu A.I.4 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (hoặc tài liệu tương đương khác) đối với nhà đầu tư là tổ chức;;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: thông tin các nhà đầu tư, quy mô dự án, mục tiêu đầu tư, vốn và phương án huy động vốn, địa điểm liên quan, thời hạn, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, nhu cầu lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;...
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (có thể thay thế bằng cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư);
  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án thành lập nhà máy sản xuất (hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương);
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối trong dự án đầu như nhà máy sản xuất theo quy định pháp luật gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

3) Giai đoạn 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể thực hiện bước tiếp theo đó là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (theo các mẫu biểu quy định tại các Phụ lục từ III-1 đến III-6 và từ VI-1 đến VI-14 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT bị thay thế bằng các mẫu biểu quy định tại các Phụ lục từ III-1 đến III-7 và từ VI-1 đến VI-16 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)
  • Dự thảo điều lệ công ty nhà máy sản xuất;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
  • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

4) Giai đoạn 4: Công bố nội dung đăng ký kinh doanh và Thực hiện các thủ tục về thuế

Sau khi nhận được Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà máy sản xuất cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh; khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh; Thực hiện thông báo thuế, đăng ký chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng của công ty.

*Lưu ý: Nhà đầu tư cần thực hiện xin phép xây dựng nhà máy (trường hợp xây dựng mới một nhà máy) và Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định pháp luật phù hợp đặc điểm quy mô thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. 

VI. Một số thắc mắc thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư cần góp vốn khoảng bao nhiêu mới có thể thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay mức vốn điều lệ tối đa với Nhà đầu nước ngoài, trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định thì vốn điều lệ phải bằng mức vốn pháp định được yêu cầu. NP Law bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết thị trường sẽ hỗ trợ tư vấn khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp khi khách hàng thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Dựa trên chiến lược kinh doanh, đối tượng, mục tiêu và quy mô của dự án nhà máy sản xuất Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét điều kiện về năng lực tài chính để chấp thuận cho phép đầu tư hay không. 

Thời hạn góp vốn điều lệ của Nhà đầu tư phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập tại Việt Nam.

2. Chỉ muốn thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài do mình tôi làm chủ, quản lý và làm hết mọi việc mà không thuê nhân viên có được không?

Pháp luật Việt Nam không có quy định về điều kiện nhân sự để thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ cần đáp ứng những điều kiện thành lập công ty. Tuy nhiên hồ sơ đăng ký Giấy Chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải Giải trình kế hoạch đầu tư, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cũng cố tính khả thi của dự án (Cơ quan đăng ký đầu tư quan tâm đến tính khả thi của dự án khi kiểm tra hồ sơ).

3. Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài không giấy phép có bị phạt không?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi thực hiện dự án trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 và buộc áp dụng biện pháp khắc phục tại điểm đ Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

VII. Dịch vụ tư vấn thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài

Những chia sẻ trên phần nào nói lên sự khó khăn và phức tạp trong thủ tục thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các Nhà đầu tư khi tự thực hiện thủ tục sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí, cần có sự hỗ trợ của tổ chức tư vấn pháp lý tại Việt Nam. Quý Khách hàng có mong muốn thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài vui lòng liên hệ với NPLaw để được đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục như: 

  • Tư vấn  điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hay theo quốc tịch của nhà đầu tư;
  • Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam, Biểu cam kết WTO;
  • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;...
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập nhà máy sản xuất cho nhà đầu tư;
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư;
  • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan