THÀNH LẬP TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC CẦN LƯU Ý NHỮNG QUY ĐỊNH NÀO?

Tổ chức hành nghề kiến trúc là những tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc, bao gồm thiết kế kiến trúc và thẩm tra thiết kế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc trong việc thực hiện dịch vụ kiến trúc và giám sát tác giả trong quá trình thi công công trình xây dựng. Và trả lời một số câu hỏi phổ biến về tổ chức hành nghề kiến trúc, như quyền tham gia của cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc và loại hình công ty mà tổ chức hành nghề kiến trúc có thể thành lập.

 

I. Thực trạng tổ chức hành nghề kiến trúc

Thực trạng tổ chức hành nghề kiến trúc hiện nay phản ánh sự đa dạng về quy mô và sự tập trung vào chất lượng dự án. Các tổ chức kiến trúc đa dạng từ cá nhân đến công ty lớn, với sự phát triển của đội ngũ chuyên nghiệp và việc sử dụng công nghệ thiết kế hiện đại. Tổ chức hành nghề kiến trúc tham gia vào nhiều lĩnh vực kiến trúc và tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo có chuyên viên chịu trách nhiệm và thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Điều này thể hiện sự cạnh tranh và sự phát triển liên tục của ngành kiến trúc. Do đó, khi thực hiện thành lập tổ chức hành nghề kiến trúc quý Khách hàng cần đảm bảo tuân thủ những quy định chung của pháp luật.

 

II. Quy định pháp luật về tổ chức hành nghề kiến trúc

1. Tổ chức hành nghề kiến trúc là gì? Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm có những tổ chức nào?

Khoản 6 Điều 3 Luật kiến trúc 2019 quy định khái niệm về hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc. 

Tổ chức hành nghề kiến trúc là gì? Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm có những tổ chức nào?

Theo đó, Điều 19 Luật này quy định hoạt động cung cấp dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, trong đó bao gồm:

  • Thiết kế kiến trúc công trình;
  • Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
  • Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
  • Thiết kế nội thất;
  • Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
  • Đánh giá kiến trúc công trình;
  • Thẩm tra thiết kế kiến trúc.

Vậy nên, tổ chức hành nghề kiến trúc được hiểu là tổ chức cung cấp các dịch vụ kiến trúc. Trong đó bao gồm những tổ chức như: Tổ chức thiết kế hoặc tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng.

 

2. Điều kiện hoạt động tổ chức hành nghề kiến trúc

Điều kiện hoạt động đối với tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật kiến trúc 2019. Trong đó, tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
  • Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.

Điều kiện hoạt động tổ chức hành nghề kiến trúc

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc

Căn cứ Điều 34 Luật kiến trúc 2019, tổ chức hành nghề kiến trúc có những quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Quyền của tổ chức hành nghề kiến trúc:
  • Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
  • Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
  • Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
  • Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc:
  • Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
  • Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.

 

4. Quy định về việc giám sát tác giả 

Giám sát tác giả là hoạt động thuộc nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc trong quá trình thi công công trình xây dựng. Theo Điều 35 Luật kiến trúc 2019 quy định, tổ chức hành nghề kiến trúc có những quyền và nghĩa vụ trong quá trình giám sát hoạt động tác giả như sau:

 Quy định về việc giám sát tác giả

  • Quyền của tổ chức hành nghề kiến trúc:
  • Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
  • Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật;
  • Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư;
  • Từ chối ký vào biên bản nghiệm thu công trình khi thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
  • Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc:
  • Tham gia nghiệm thu hoàn công công trình theo quy định của pháp luật và hợp đồng với chủ đầu tư;
  • Thực hiện chỉnh sửa bất hợp lý trong thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của chủ đầu tư;
  • Thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc địa phương xử lý khi phát hiện việc thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.

 

III. Giải đáp một số câu hỏi về tổ chức hành nghề kiến trúc

1. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc không? 

Căn cứ Điều 21 Luật kiến trúc 2019 quy định, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc.

Vậy nên, trường hợp cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì vẫn được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc, nhưng không được trực tiếp đảm nhận chứng danh chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chuyên môn về hoạt động kiến trúc.

2. Cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được mở công ty không

Theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, quyền thành lập doanh nghiệp được thực hiện bởi mọi tổ chức hoặc cá nhân theo quy định pháp luật doanh nghiệp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. 

Vậy nên, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc hoàn toàn được quyền mở công ty khi không thuộc trường hợp không có quyền thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi mở công ty đồng thời được đảm nhiệm các chức danh chủ trì hoặc chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động kiến trúc của công ty.

 

3. Tổ chức hành nghề kiến trúc được thành lập các loại hình công ty nào? 

Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định cá nhân và tổ chức được quyền thành lập những loại hình doanh nghiệp sau đây

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần.

Theo đó, tổ chức hành nghề kiến trúc được quyền thành lập công ty theo một trong những loại hình doanh nghiệp trên.

 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tổ chức hành nghề kiến trúc

Trên đây là những thông tin về tổ chức hành nghề kiến trúc. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập tổ chức hành nghề kiến trúc hãy liên hệ với NPLaw để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan